Bản tin thời sự sáng 4/9

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là 10 quận, huyện của Hà Nội tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 21/9; Bộ Y tế phân bổ thêm 54.000 lọ thuốc remdesivir cho TP.HCM; chuẩn bị đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với tổng vốn hơn 19.000 tỷ đồng; ngân hàng cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt tiền mùa dịch; TP.HCM lắp camera quét khai báo “di chuyển nội địa”; Công an Hà Nội sẽ cấp giấy đi đường có mã QR Code…

10 quận, huyện của Hà Nội tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 21/9

15 quận, huyện Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 sau ngày 6/9, trong đó 10

đơn vị giãn cách toàn bộ, 5 đơn vị giãn cách một phần.

10 quận, huyện của Hà Nội tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 21/9

10 quận, huyện của Hà Nội tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 21/9

UBND Hà Nội vừa công bố phân vùng chống dịch Covid-19 theo ba vùng trên cơ sở tận dụng lợi thế địa lý, các con sông, kênh nước để tăng cường chống dịch. Thời gian thực hiện từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9.

Cụ thể, Phân vùng 1 là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Đây là vùng đỏ, nhiều đối tượng nguy cơ cao nên tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam.

Phân vùng này gồm 10 quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Phân vùng 2 gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Tại khu vực nguy cơ cao “vùng vàng” và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh” điều chỉnh theo nguyên tắc Chỉ thị 15…

Phân vùng 3 là vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp, chủ yếu được chia bởi sông Nhuệ, sông Đáy.

Phân vùng ba là toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên; và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng một: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Bộ Y tế phân bổ thêm 54.000 lọ thuốc remdesivir cho TP.HCM

Bộ Y tế hôm nay tiếp tục phân bổ 54.000 lọ thuốc remdesivir, tập trung chủ yếu cho các cơ sở điều trị Covid-19 tại TP.HCM.

Bộ Y tế phân bổ thêm 54.000 lọ thuốc remdesivir cho TP.HCM

Bộ Y tế phân bổ thêm 54.000 lọ thuốc remdesivir cho TP.HCM

Đây là lần phân bổ thứ 5 thuốc remdesivir điều trị Covid-19, nâng tổng số thuốc này đã phân bổ lên hơn 227.680 lọ. Số thuốc đã phân bổ này nằm trong số 500.000 lọ thuốc remdesivir do Tập đoàn Vingroup mua tặng Bộ Y tế phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.

Đại diện doanh nghiệp cho biết, đến nay đã có 460.000 lọ thuốc remdesivir về Việt Nam. 227.680 lọ đã được Bộ Y tế phân bổ, số còn lại đang được bảo quản, đợi phân bổ tiếp. Số thuốc còn lại cũng sẽ tiếp tục về trong thời gian tới.

Remdesivir là thuốc kháng virus, được Mỹ phê duyệt khẩn cấp tháng 10/2020 để điều trị bệnh nhân Covid-19. Remdesivir có tác dụng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng. Thuốc đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thuốc được chỉ định cho người bệnh Covid-19 điều trị nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, hoặc thở máy không xâm nhập. Thời điểm dùng thuốc là trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh.

Thuốc được dùng cho cả người lớn và trẻ em, dựa theo tuổi và cân nặng, song thận trọng sử dụng với phụ nữ có thai và cho con bú... Đặc biệt, không truyền remdesivir cùng lúc với các thuốc khác.

Chuẩn bị đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với tổng vốn hơn 19.000 tỷ đồng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 dài 53 km sẽ được xây dựng theo quy mô 4 đến 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, với tổng vốn hơn 19.000 tỷ đồng.

Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có hướng tuyến cắt ngang đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành - Đồ họa: TTO
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có hướng tuyến cắt ngang đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành - Đồ họa: TTO

Bộ Giao thông vận tải vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 theo hình thức PPP. Dự án có điểm đầu kết nối đường tránh Quốc lộ 1 qua thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, điểm cuối giao với quốc lộ 56 thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo đại diện Bộ Giao thông vận tải, quy hoạch tuyến cao tốc này quy mô từ 6 đến 8 làn xe theo từng đoạn tuyến. Cụ thể, đoạn từ điểm đầu Dự án qua Biên Hòa đến nút giao Long Thành có quy mô 6 làn xe; đoạn từ nút giao Long Thành đến nút giao Tân Hiệp 8 làn xe; đoạn từ nút giao Tân Hiệp đến điểm cuối Dự án 6 làn xe.

Tuy nhiên, trên cơ sở nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 giảm 2 làn xe mỗi đoạn, song giải phóng mặt bằng đúng theo quy hoạch. Giai đoạn 2 sẽ mở rộng đúng quy hoạch.

Tổng mức đầu tư Dự án khoảng 19.616 tỷ đồng, trong đó chi phí lớn nhất là xây dựng - thiết bị với 8.649 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 6.629 tỷ đồng, còn lại là chi phí lãi vay, tư vấn, dự phòng. Phần vốn nhà nước dự kiến tham gia khoảng 6.720 tỷ đồng bao gồm giải phóng mặt bằng; nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp khoảng 12.987 tỷ đồng. Dự án hoàn vốn dự kiến trong 17 năm.

Bộ Giao thông vận tải đưa ra kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2022 - 2023, giải phóng mặt bằng trước 2024 và xây dựng đến 2026.

Ngân hàng cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt tiền mùa dịch

Các ngân hàng cho biết một số đối tượng gần đây lừa người dân đăng nhập vào link nhận gói hỗ trợ và cung cấp thông tin, sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Email giả mạo gửi đến công đoàn cơ sở một doanh nghiệp.

Email giả mạo gửi đến công đoàn cơ sở một doanh nghiệp.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, đối tượng lừa đảo mạo danh ngân hàng gửi email thông báo cung cấp gói hỗ trợ và yêu cầu khách hàng truy cập đường link để nhận gói hỗ trợ này. Khi đăng nhập đường link trên sẽ dẫn tới website giả mạo trang đăng nhập dịch vụ ngân hàng điện tử, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ.

Vietcombank khẳng định mọi yêu cầu cung cấp thông tin định danh, mật khẩu, mã xác thực OTP (nếu có) đều là giả mạo.

Các thủ đoạn khác cũng được Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) gần đây cảnh báo tới khách hàng.

Một số kẻ gian giả mạo email của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam với nội dung "Công đoàn hỗ trợ tiền mặt cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19". Email này để nghị người nhận là "cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin theo đường link có sẵn".

Khi người dùng cung cấp các thông tin tài khoản cá nhân, hoặc click vào các đường link có chứa mã độc, kẻ gian sẽ xâm nhập hệ thống mạng doanh nghiệp và đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Một hình thức lừa khác là giả mạo tin nhắn và website của Bộ Y tế. Theo đó, tin nhắn giả mạo với nội dung hướng dẫn hoàn tất thủ tục đăng ký xin trợ cấp kèm theo đường link dẫn đến website có giao diện giống website của Bộ Y tế. Nếu người dùng làm theo hướng dẫn, kẻ gian sẽ đánh cắp toàn bộ thông tin nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Trên thực tế, lâu nay, các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền thường xuyên diễn ra dưới nhiều hình thức. Do đó, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần lưu ý, dưới bất kỳ hình thức nào, tuyệt đối không cung cấp thông tin như tên truy cập, mật khẩu đăng ký Internet Banking/Mobile Banking và mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là công an, cán bộ Tòa án, Bộ Y tế, nhân viên ngân hàng...

TP.HCM lắp camera quét khai báo “di chuyển nội địa”

Camera được trang bị ở chốt kiểm soát nội đô TP.HCM quét mã QR người dân khai báo "di chuyển nội địa", giúp rút ngắn thời gian kiểm tra, hạn chế tiếp xúc.

TP.HCM lắp camera quét khai báo “di chuyển nội địa”

TP.HCM lắp camera quét khai báo “di chuyển nội địa”

Hai camera đầu tiên được Công an TP.HCM lắp tại chốt kiểm soát đường Cách Mạng Tháng Tám, đoạn qua vòng xoay Dân Chủ (Quận 3) và chốt đường Nguyễn Trãi đoạn qua vòng xoay Phù Đổng (Quận 1). Đây là những khu vực có lưu lượng xe đông. Người đi đường khi qua chốt chỉ cần đưa điện thoại quét tự động thông tin khai báo "di chuyển nội địa" qua mã QR, thay vì cán bộ dùng điện thoại kiểm tra như trước. Việc xác thực thông tin chỉ mất chừng 10 giây. Dữ liệu được chuyển tới máy tính để nhân viên ở chốt kiểm tra.

Việc lắp camera tự động quét mã QR được Công an TP.HCM thử nghiệm hai ngày qua, nhằm đẩy nhanh kiểm tra và hạn chế tiếp xúc. Đây được xem là giải pháp an toàn khi vừa qua, có ý kiến lo ngại lực lượng kiểm tra phải cầm điện thoại nhiều người khi qua chốt, dễ lây bệnh nếu có trường hợp mắc Covid-19.

Trước đó sau 15 ngày tạm ngưng, việc kiểm tra khai báo "di chuyển nội địa" được TP.HCM áp dụng trở lại từ ngày 29/8. Hiện ngoài giấy đi đường, người qua chốt được lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra khai báo "di chuyển nội địa" tại suckhoe.dancuquocgia.gov.vn.

Công an Hà Nội sẽ cấp giấy đi đường có mã QR Code

Công an Hà Nội sẽ chủ trì cấp giấy đi đường có nhận diện thông qua mã QR Code cho những người đủ điều kiện ra đường.

Công an kiểm tra giấy đi đường ở Hà Nội

Công an kiểm tra giấy đi đường ở Hà Nội

Ngày 3/9, Công an Hà Nội tập huấn trực tuyến cho cán bộ các địa phương về việc cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện thông qua mã QR Code. Việc cấp giấy theo hình thức mới dự kiến triển khai từ sáng 4/9.

Để triển khai công việc trên, Công an Hà Nội đề nghị các địa phương chuẩn bị hạ tầng, trang thiết bị, như máy tính kết nối Internet, máy in, lập 3 địa chỉ email. Cán bộ cấp phường tham gia cấp giấy sẽ được đào tạo trực tuyến vào chiều 3/9.

Về quy trình cấp giấy đi đường cho tổ chức, tổ chức đăng ký thông tin qua cảnh sát khu vực; cảnh sát khu vực thẩm định và chuyển lên cán bộ xã, phường. Hệ thống sau đó sẽ gửi mail xác nhận để tổ chức gửi email danh sách cán bộ cần cấp giấy đi đường và đính kèm tài liệu liên quan theo quy định.

Khi nhận được danh sách từ tổ chức gửi đến, cán bộ cấp phường sẽ duyệt hoặc từ chối sau đó gửi lại giấy đi đường được duyệt cho công an xã, phường đóng dấu xác nhận. Trường hợp không được duyệt, cán bộ xã, phường cũng phải gửi mail thông báo lại cho tổ chức được biết.

Về quy trình với cá nhân, người dân đăng ký đề nghị cấp giấy đi đường với cảnh sát khu vực nơi cư trú; cảnh sát khu vực tiếp nhận, thẩm định thông tin và gửi danh sách cho cán bộ cấp phường để xét duyệt hoặc từ chối. Khi giấy đi đường được duyệt, cán bộ xã sẽ gửi lại cho công an để đóng dấu xác nhận. Cuối cùng, cảnh sát khu vực sẽ nhận giấy đi đường đã đóng dấu gửi cho công dân.

Học sinh ngoài công lập tại TP.HCM được miễn học phí kỳ I

Cùng học sinh các trường công lập, trẻ mầm non, học sinh khối trường ngoài công lập (trừ trường có vốn đầu tư nước ngoài) ở TP.HCM cũng thuộc đối tượng được miễn học phí.

Học sinh ở TP.HCM sẽ được miễn học phí kỳ I năm học 2021-2022

Học sinh ở TP.HCM sẽ được miễn học phí kỳ I năm học 2021-2022

UBND TP.HCM đã có văn bản chấp thuận chủ trương xây dựng cơ chế hỗ trợ 100% học phí học kỳ I năm học 2020 - 2021 đối với toàn bộ trẻ em mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trừ các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài).

UBND TP.HCM giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố dự thảo Nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ này.

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tạm thời chưa thực hiện thu học phí học kỳ I năm học 2021 - 2022 cho đến khi có hướng dẫn mới, vận động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài giảm học phí cho trẻ mầm non và học sinh.

Hiện, toàn Thành phố có khoảng 1,71 triệu học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT (chưa tính hệ giáo dục thường xuyên). So với năm học trước, học sinh tăng thêm 31.000, trong đó khối trường công lập tăng 28.000 em.

Đề xuất cho shipper ở Hà Nội hoạt động từ 9h đến 20h hàng ngày

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đề xuất UBND thành phố cho phép nhân viên giao hàng bằng xe máy (shipper) hoạt động từ 9h đến 20h nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Shipper vận chuyển giao nhận hàng hoá phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với Sars-Cov2

Shipper vận chuyển giao nhận hàng hoá phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với Sars-Cov2

Cụ thể, trong văn bản gửi UBND TP. Hà Nội, Sở GTVT đề xuất Thành phố cho phép thời gian hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hoá, bưu phẩm, bưu chính bằng môtô, xe 2 bánh của shipper từ 9h đến 20h hằng ngày.

Sở GTVT Hà Nội cũng đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo các Sở Công Thương, Thông tin và truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu shipper khi vận chuyển, giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với Sars-Cov2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên còn thời hạn theo quy định của ngành y tế.

Chỉ đạo Sở Y tế nghiên cứu xây dựng hướng dẫn tự tổ chức xét nghiệm làm cơ sở để các đơn vị triển khai, thực hiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Trước đó, hôm 24/7, Sở GTVT Hà Nội đã dừng hoạt động chở khách, hàng hóa bằng môtô (xe công nghệ và xe “ôm”) khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Việc yêu cầu shipper dừng hoạt động thời điểm đó là do lo ngại không có đầu mối quản lý, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tin cùng chuyên mục