Biến động giá, khó khăn trong giải phóng mặt bằng khiến ngành điện chịu nhiều áp lực

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, địa phương, ban ngành, hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai đồng bộ và đáp ứng tiến độ đối với các dự án nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, một số dự án nguồn điện khác không phải do EVN làm chủ đầu tư thì tiến độ đang chậm. Nếu các dự án này không đáp ứng tiến độ theo đúng quy hoạch sẽ dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cấp điện cho nền kinh tế trong giai đoạn tới.
Ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Đối với các dự án lưới điện mà EVN đang triển khai thì khó khăn lớn nhất là công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Với đường dây dài khoảng 200 - 300 km nhưng chỉ cần một người dân không đồng tình và không thực hiện việc di dời thì cả đường dây đó không làm việc được, điều này cũng gây khó khăn trong cung ứng điện thời gian tới.

Ngoài ra, trong tình hình thế giới biến động nhanh về giá nguyên liệu sơ cấp thì giá than tăng, giá sắt thép, giá vật liệu xây dựng để hình thành các dự án nguồn điện và dự án truyền tải cũng tăng cao khiến ngành điện chịu áp lực từ khâu đầu vào (phần đầu tư xây dựng) cho đến khâu sản xuất kinh doanh. Sau khi cân đối, EVN cam kết trong năm 2022 sẽ không tăng giá điện để đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội, phục hồi kinh tế sau Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Song với áp lực đầu vào như vậy, việc tiếp tục cân đối các nguồn lực đầu vào và giá bán điện trong các năm tiếp theo là hết sức khó khăn. Kể cả khi lợi nhuận bằng 0 thì cũng khó cân đối được.

Tin cùng chuyên mục