Nhiều cây cổ thụ ở Nha Trang bị quật đổ. Ảnh VGP |
Do ảnh hưởng của bão số 12, tại Tuy Hòa (Phú Yên) có gió giật cấp 11, Ninh Hòa (Phú Yên) gió giật cấp 12, Nha Trang (Khánh Hòa) gió giật cấp 11.
Vị trí tâm bão lúc 7 giờ: 12,60N-109,20E; tâm bão đang ở trên đất liền ven biển các tỉnh Khánh Hòa - Phú Yên. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15.
Ảnh VGP
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tuyệt đối không cho người dân ra khỏi nhà, nơi tránh trú; yêu cầu cơ quan khí tượng thủy văn cung cấp số liệu chính xác, kịp thời về lượng mưa, sức gió tại hiện trường để có cơ sở chỉ đạo...
Ảnh VGP
Hiện tại nhiều tuyến đường ở Nha Trang đang bị ngập úng, cây đổ gây ách tắc,... do mưa lớn, gió mạnh đã làm hệ thống cây xanh, trụ điện dọc Quốc lộ 1 qua địa bàn huyện Vạn Ninh bị ngã đổ gây tắc giao thông. Các phương tiện giao thông lưu thông trên Quốc lộ 1 chạy ngược chiều trên cùng 1 làn rất nguy hiểm.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thị sát tình hình thiệt hại tại khu vực bão đổ bộ. Ảnh VGP
Lực lượng quân đội, công an,... đã được huy động triển khai hỗ trợ người dân, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão...
Chỉ đạo ứng phó bão tại hiện trường, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu huy động lực lượng chốt chặn, kiểm soát, không để người dân đi vào những nơi nguy hiểm; bảo đảm an toàn giao thông. Ảnh VGP
Đến 8 giờ sáng 4/11, tại TP. Nha Trang sức gió giảm dần, mưa bắt đầu lớn.
Từ 4 giờ đến 8 giờ 30, bão số 12 đã gây thiệt hại nặng nề cho Nha Trang. Nhiều căn nhà bị sập, bị tốc mái, cây xanh bị ngã đổ.
Đường Trần Phú, Nha Trang. Ảnh VGP
10 người khác ở phường Vĩnh Hoà cũng bị sập nhà và đã được chính quyền địa phương ứng cứu kịp thời.
Nhiều khu vực tại thành phố Nha Trang bị ngập cục bộ. Ảnh VGP
Đường Trần Phú, Nha Trang. Ảnh VGP
Các cơ quan chức năng tại Nha Trang đã huy động hàng nghìn người đến các điểm nóng để trợ giúp người dân.
Tại các khu vực chợ Vĩnh Hải, chợ Phước Thái và chợ Phương Sơn có nhiều ngôi nhà mái tôn đã bị bão thổi bay.
Mô tả ảnh
Trong khi đó, nhà văn hoá thôn Thành Phát (xã Phước Đồng) bị đã bị gió thổi bay mái tôn. 150 hộ dân mới di dời đến đây hồi chiều ngày 3-11 phải tìm nơi trú ẩn mới.
Ảnh VGP
Cam Ranh cây đổ ngổn ngang, hàng chục tàu cá bị đánh chìm
Phó Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh cho biết, gió giật mạnh bắt đầu xuất hiện lúc gần 6 giờ ngày 4/11. Do mới có gió mạnh nên thành phố chưa thống kê được thiệt hại do bão.
Phóng viên báo Khánh Hòa cho biết lúc 7 giờ tại nhiều tuyến đường nội thị ở Cam Ranh nhiều biển hiệu các nhà hàng, quán cà phê bị gió thổi bay gây hư hỏng nặng như đường 3-4, Nguyễn Trọng Kỷ hay Phạm Văn Đồng. Cùng với đó nhiều dây viễn thông bị đứt rơi xuống đường.
Lãnh đạo UBND phường Cam Nghĩa cho biết, nhiều cột điện hạ thế, cao thế tại nhiều tổ dân phố như Nghĩa Quý, Nghĩa Phú, Nghĩa Bình, Hòa Tiến… khiến các khu dân cư bị mất điện trên diện rộng.
Đến 10 giờ sáng nay (4/11), tại vịnh Cam Ranh, đoạn thuộc phường Cam Lợi, hàng chục tàu đánh cá của ngư dân đã bất ngờ bị sóng lớn đánh chìm, hoặc hư hỏng.
Người dân địa phương cho biết, khoảng 6 giờ cùng ngày sóng gió bắt đầu thổi mạnh khiến những cột sóng cao hơn 2 mét đánh thẳng vào bờ. Lúc này hàng chục tàu thuyền của ngư dân neo gần bờ đã bị sóng đánh bật lên bờ hoặc dạt vào bãi đá.
Dọc bờ biển vịnh Cam Ranh, đoạn từ tổ dân phố Lợi Thủy kéo sang Lợi Hải, phóng viên báo Khánh Hòa đếm được đã có 19 tàu thuyền lớn nhỏ bị sóng đánh chìm, bật lên bờ hoặc chìm hẳn. Người dân địa phương cho biết, số lượng ghe chìm xuống biển có thể nhiều hơn vì một số ghe đã chìm hẳn xuống biển.
Không những ghe nhỏ bị sóng đánh chìm, tại khu vực trên, một số tàu đánh bắt thủy sản xa bờ cũng đã bị sóng đánh dạt vào bờ. Trong đó có tàu lớn lên đến 400CV.
Để tránh bị sóng lớn đánh dạt vào bờ và gây chìm, nhiều ngư dân đã bất chấp nguy hiểm dùng thuyền thúng bơi ra vịnh để neo lại tàu thuyền. Trong khi đó, một số tàu công suất lớn các chủ tàu đã điều máy trưởng tới tìm cách khởi động để chạy ngoài vịnh nhưng bất thành.
Ảnh VGP
* Tại Nha Trang, đến cuối ngày 3/11 toàn thành phố có gần 1.000 hộ dân được di chuyển tới trụ sở nhà văn hoá thôn, đồn biên phòng, hoặc nhà người thân. Công tác di dời và kiểm tra người dân chấp hành di dời vẫn được các xã, phường nghiêm túc thực hiện. Lực lượng chức năng sẽ túc trực trắng đêm để kịp thời ứng cứu khi bão đổ bộ vào đất liền.
Tại những nơi ở tập trung, người dân được cung cấp đồ ăn, nước uống, mùng, mền để có thể ở lại qua đêm, đợi bão tan.
Ảnh VGP
Theo lãnh đạo huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), kể từ khoảng 1 giờ sáng ngày 4/11, trên địa bàn huyện bắt đầu có gió mạnh kèm theo mưa lớn.
Đến khoảng 4 giờ 30 cùng ngày lượng mưa có giảm nhưng sức gió tăng lên rất mạnh khiến hệ thống điện trên địa bàn bị hư hỏng buộc phải cắt điện. Đồng thời đã có hàng nghìn căn nhà của người dân trên địa bàn bị tốc mái, sập tường, cây cối đổ ngã, cột điện bị ngã; nhiều công trình trường học, trụ sở các cơ quan bị hư hỏng nặng. Sóng biển cao 8m. Nhiều lồng bè nuôi trồng hải sản của người dân bị sóng đánh vỡ. Hiện UBND huyện vẫn chưa thống kê được tình hình thiệt hại về người và tài sản.
Phụ nữ, trẻ em được di dời đến Đồn biên phòng Hòn Rớ. Ảnh báo Khánh Hòa.
Thông tin ban đầu cho biết, hiện tại Bình Định đã có 2 người chết, 1 người mất tích.
Ảnh VGP
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận sự chủ động, tích cực trong chuẩn bị ứng phó với bão.
Tuy nhiên do đây là cơn bão lớn, lại đổ bộ trực tiếp vào khu vực Nam Trung Bộ, nơi ít phải chống chịu với bão, do đó kinh nghiệm phòng chống bão không nhiều, Phó Thủ tướng yêu cầu phải hết sức cảnh giác.
Lưu ý các địa phương không chủ quan, triển khai thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh phải đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho người dân; rà soát phương tiện còn trên biển, yêu cầu vào nơi tránh trú an toàn; yêu cầu bà con ngư dân trên các khu vực nuôi trồng thuỷ sản phải vào trong bờ; rà soát thật kỹ các phương án, triệt để thực hiện sơ tán người dân khỏi các khu vực nguy hiểm, đặc biệt là khu vực ven biển, khu vực dễ xảy ra ngập úng, khu vực có nhiều rủi ro sập đổ.
Kiên quyết sơ tán người dân, yêu cầu trước 12h đêm, không còn người dân ở nơi nguy hiểm – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng: Kiên quyết di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các công trình phục vụ APEC. Ảnh VGP
Phó Thủ tướng giao Thành phố Đà Nẵng chủ động, với sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương đảm bảo an toàn cho công trình hồ đập, an toàn giao thông, an toàn cấp điện, cùng với các lực lượng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình APEC.
Sau khi kết thúc cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại Cảng cá Hòn Rớ, Khánh Hòa.
Phó Thủ tướng kiểm tra công tác phòng chống bão tại Cảng cá Hòn Rớ. Ảnh VGP
Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Quản lý cảng cá phải bố trí lực lượng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phương tiện, tài sản của ngư dân.
Phó Thủ tướng động viên ngư dân yên tâm tránh bão, tuyệt đối không chủ quan. Ảnh VGP
Báo cáo tại hội nghị cho biết: Tổng số tàu thuyền đã thông báo, kiểm đếm là 60.547 tàu/288.626 lao động.
Hiện chỉ còn 8 tàu của tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu với 61 lao động hoạt động trong khu vực nguy hiểm. Các tàu đã nhận được thông tin về bão và đang di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. (Theo báo cáo của tỉnh thì hiện không còn tàu thuyền trong khu vực nguy hiểm).
Tỉnh Ninh Thuận có 1 tàu/07 lao động hoạt động tại khu vực DK1 không liên lạc được. Hiện Bộ đội biên phòng, Trung tâm TKCN hằng hải khu vực 3 đang phối hợp tìm kiếm (ngày 02/11 neo đậu tại khu vực Bãi Đá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cơn bão số 12 là cơn bão mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn. Cơ quan dự báo xác định mức độ rủi ro thiên tai cấp 4, là cấp chỉ sau mức thảm họa. Ảnh VGP
Tỉnh Khánh Hòa: Đã sơ tán: 1.269 hộ/5.939 người (sơ tán tập trung: 3.851 hộ/15.096 người; sơ tán tại chỗ: 448 hộ/1.699 người) – Kế hoạch: 33.384 hộ/133.535 người (sơ tán tập trung: 24.679 hộ/98.717 người; sơ tán tại chỗ: 8.705 hộ/34.818 người);
Tỉnh Phú Yên: Chưa sơ tán – Kế hoạch: 22.376 hộ/85.086 người (sơ tán tập trung: 10.793 hộ/39.948 người; sơ tán tại chỗ: 11.583 hộ/45.138 người);
Tỉnh Bình Định: Chưa sơ tán – Kế hoạch: 13.591 hộ/93.199 người (sơ tán tại chỗ);
Tỉnh Ninh Thuận: Đang tổ chức sơ tán dân – Kế hoạch: 18.299 hộ/79.854 người (sơ tán tập trung: 12.143 hộ/53.060 người; sơ tán tại chỗ: 6.156 hộ/26.794 người);
Tỉnh Bình Thuận: Chưa sơ tán – Kế hoạch: 8.802 hộ/35.209 người (sơ tán tập trung).
Lãnh đạo Bộ tư lệnh Quân khu 5 cho biết đã huy động toàn bộ lực lượng vũ trang sẵn sàng hỗ trợ di dời dân, khắc phục hậu quả mưa bão. Ảnh VGP
Tỉnh Khánh Hòa cũng đã cho học sinh nghỉ học từ 12h00 ngày 03/11.
Về tình hình đê điều, báo cáo cho biết, các tuyến đê trong khu vực mới chỉ được thiết kế với bão cấp 9, 10, triều trung bình 5%.
Về tình hình hồ chứa, Khu vực Nam Trung Bộ: Có 57 hồ chứa thủy lợi xung yếu (16 hồ chứa lớn, 41 hồ chứa nhỏ), các hồ đặc biệt cần quan tâm khi có mưa lớn gồm: Hồ Buôn La Bách, Hóc Răm (Phú Yên); Đập Làng, Ông Thơ (Quảng Ngãi); Kim Sơn, Thạch Bàn (Bình Định); Sông Biêu (Ninh Thuận); Trà Tân, Sông Quao (Bình Thuận).
Khu vực Tây Nguyên: Có 68 hồ chứa xung yếu (14 hồ lớn, 54 hồ nhỏ). Các hồ đặc biệt cần quan tâm khi có mưa lớn gồm: Hồ Thôn 9 (Kon Tum); PleitoKôn (Gia Lai); Dang Kang thượng, Ea Uy, Ea Khal 1, Ea Tling, Đội 36 (Đắk Lắk); Nao Ma a, Đắk Hlang (Đắk Nông); Ma Póh, Đạ Sa (Lâm Đồng).
Khu vực Đông Nam Bộ: 04 hồ (Bình Phước 2 hồ, Đồng Nai 2 hồ) xung yếu cần đặc biệt quan tâm.