Hàng nghìn người đi bộ về quê được các tỉnh hỗ trợ phương tiện

Các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai đã bố trí phương tiện hỗ trợ hàng nghìn lao động khi họ đi bộ về quê sau nhiều tháng mất việc vì dịch Covid-19.
Ba ngày qua, Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk đã huy động hàng trăm chuyến xe để vận chuyển hơn 2.000 người đi bộ qua địa bàn để về quê.

Ba ngày qua, Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk đã huy động hàng trăm chuyến xe để vận chuyển hơn 2.000 người đi bộ qua địa bàn để về quê.

Những người này làm việc tại Bình Dương. Do ảnh hưởng của dịch, họ thất nghiệp, hết tiền nên quyết định về quê. Khi đến địa phận Bình Phước, họ được chính quyền hỗ trợ chở đến địa phận tỉnh Đắk Nông. Sau đó, UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục bố trí xe chở số lao động này và người thân đến tỉnh Đắk Lắk

Những người này làm việc tại Bình Dương. Do ảnh hưởng của dịch, họ thất nghiệp, hết tiền nên quyết định về quê. Khi đến địa phận Bình Phước, họ được chính quyền hỗ trợ chở đến địa phận tỉnh Đắk Nông. Sau đó, UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục bố trí xe chở số lao động này và người thân đến tỉnh Đắk Lắk

Trong số những người đi bộ về quê có nhiều trẻ em, phụ nữ mang thai. Khi đến Đắk Lắk, họ được hỗ trợ ăn uống trước khi lên xe trung chuyển.

Trong số những người đi bộ về quê có nhiều trẻ em, phụ nữ mang thai. Khi đến Đắk Lắk, họ được hỗ trợ ăn uống trước khi lên xe trung chuyển.

Gia đình 10 người của chị Y Bâu (28 tuổi, quê Kon Tum) đi bộ bộ hơn 3 giờ từ Tân Uyên, Bình Dương đến địa phận Bình Phước thì được chính quyền bố trí xe chở đến Đắk Nông. Sau gần một ngày di chuyển, gia đình họ đến Đắk Lắk.

Gia đình 10 người của chị Y Bâu (28 tuổi, quê Kon Tum) đi bộ bộ hơn 3 giờ từ Tân Uyên, Bình Dương đến địa phận Bình Phước thì được chính quyền bố trí xe chở đến Đắk Nông. Sau gần một ngày di chuyển, gia đình họ đến Đắk Lắk.

Trong lúc chờ xe để tiếp tục di chuyển đến Gia Lai, chị Y Bâu ăn ổ bánh mì chống đói. Vợ chồng chị Y Bâu dẫn 2 con vào Bình Dương làm công nhân nhưng sau một tháng, họ thất nghiệp. Ba tháng không có việc làm, gia đình người phụ nữ này không có tiền sinh hoạt nên quyết định về quê.

Trong lúc chờ xe để tiếp tục di chuyển đến Gia Lai, chị Y Bâu ăn ổ bánh mì chống đói. Vợ chồng chị Y Bâu dẫn 2 con vào Bình Dương làm công nhân nhưng sau một tháng, họ thất nghiệp. Ba tháng không có việc làm, gia đình người phụ nữ này không có tiền sinh hoạt nên quyết định về quê.

Do đi bộ nên nhiều người chỉ mang theo những vật dụng giá trị và thiết yếu như thức ăn, nước uống.

Do đi bộ nên nhiều người chỉ mang theo những vật dụng giá trị và thiết yếu như thức ăn, nước uống.

Mùa A Phò (22 tuổi, quê Hà Giang) cho biết vợ chồng anh để 2 con nhỏ ở quê để vào Bình Dương làm công nhân. Dịch bùng phát, xe khách không chạy nên họ quyết định đi bộ cùng mọi người về quê. "Nhóm chúng em đi bộ gần 30 km thì được chính quyền hỗ trợ phương tiện để di chuyển. Lúc đi bộ cũng sợ vì không biết bao giờ đến nhà", A Phò chia sẻ.

Mùa A Phò (22 tuổi, quê Hà Giang) cho biết vợ chồng anh để 2 con nhỏ ở quê để vào Bình Dương làm công nhân. Dịch bùng phát, xe khách không chạy nên họ quyết định đi bộ cùng mọi người về quê. "Nhóm chúng em đi bộ gần 30 km thì được chính quyền hỗ trợ phương tiện để di chuyển. Lúc đi bộ cũng sợ vì không biết bao giờ đến nhà", A Phò chia sẻ.

Sau khi người dân nghỉ ngơi, Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk bố trí phương tiện chở họ đến cầu 110 (giáp Gia Lai) để địa phương này tiếp tục hỗ trợ.

Sau khi người dân nghỉ ngơi, Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk bố trí phương tiện chở họ đến cầu 110 (giáp Gia Lai) để địa phương này tiếp tục hỗ trợ.

Quãng đường di chuyển hơn 100 km nên cơ quan chức năng huy động xe giường nằm để vận chuyển người dân. Nhiều lúc, người dân đổ về đông, Sở GTVT Đắk Lắk phải huy động tất cả các phương tiện hiện có thể hỗ trợ họ di chuyển.

Quãng đường di chuyển hơn 100 km nên cơ quan chức năng huy động xe giường nằm để vận chuyển người dân. Nhiều lúc, người dân đổ về đông, Sở GTVT Đắk Lắk phải huy động tất cả các phương tiện hiện có thể hỗ trợ họ di chuyển.

Anh Thầu A Mà (23 tuổi, quê Hà Giang) bị thương ở chân, được bạn hỗ trợ đưa lên xe. "Thất nghiệp hơn 3 tháng nên tôi quyết định đi bộ về quê với nhóm bạn. Tôi bị thương ở chân nên đi bộ rất khó khăn, mày mà được chính quyền hỗ trợ", A Mà nói.

Anh Thầu A Mà (23 tuổi, quê Hà Giang) bị thương ở chân, được bạn hỗ trợ đưa lên xe. "Thất nghiệp hơn 3 tháng nên tôi quyết định đi bộ về quê với nhóm bạn. Tôi bị thương ở chân nên đi bộ rất khó khăn, mày mà được chính quyền hỗ trợ", A Mà nói.

Theo Sở GTVT Đắk Lắk, lượng người từ các tỉnh phía nam đi qua địa bàn liên tục tăng. Cơ quan này đã cử cán bộ kết nối với tỉnh Đắk Nông để nắm số lượng cụ thể, qua đó chủ động bố trí phương tiện hỗ trợ người dân.

Theo Sở GTVT Đắk Lắk, lượng người từ các tỉnh phía nam đi qua địa bàn liên tục tăng. Cơ quan này đã cử cán bộ kết nối với tỉnh Đắk Nông để nắm số lượng cụ thể, qua đó chủ động bố trí phương tiện hỗ trợ người dân.

Tin cùng chuyên mục