Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thị sát dự án BOT cầu Bạch Đằng

Trong chuyến công tác tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 25/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thị sát tiến độ thi công của dự án cao tốc Hải Phòng-Hạ Long và dự án cầu Bạch Đằng đang được triển khai theo hình thức BOT.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thị sát tiến độ thi công của dự án cao tốc Hải Phòng-Hạ Long và dự án cầu Bạch Đằng đang được triển khai theo hình thức BOT. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thị sát tiến độ thi công của dự án cao tốc Hải Phòng-Hạ Long và dự án cầu Bạch Đằng đang được triển khai theo hình thức BOT. Ảnh: VGP

Sau 3 năm khởi công, xây dựng, dự án đường cao tốc dài hơn 20 km nối thành phố Hạ Long với Hải Phòng (tại vị trí cầu Bạch Đằng) đang đi vào các giai đoạn thi công cuối cùng để thông toàn tuyến vào trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Tổng mức đầu tư của dự án này là trên 13.000 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long cho biết, đây là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của địa phương khi kết nối thuận tiện tới Hải Phòng và Hà Nội, giúp thời gian di chuyển từ Hạ Long đi Hà Nội chỉ còn 90 phút ô tô chạy, thay vì phải mất 200 phút như hiện nay.

Là dự án được đầu tư theo hình thức BOT, ông Nguyễn Đức Long cho biết, người dân có quyền lựa chọn đi cao tốc Hải Phòng - Hạ Long hoặc đi theo đường 10 hiện nay để tới Quảng Ninh.

Thị sát dọc tuyến đường này, đặc biệt là tại vị trí xây dựng cầu Bạch Đằng - hạng mục quan trọng nhất của dự án, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao năng lực và sự nỗ lực của các nhà thầu thi công trong điều kiện địa chất yếu, sụt lún.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh Quảng Ninh, chủ đầu tư, các nhà thầu bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình như đã cam kết để nhanh chóng đưa dự án vào khai thác, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá thuận tiện của người dân, doanh nghiệp. Các nhà thầu đặc biệt quan tâm tới an toàn lao động, không để xảy ra sai sót, tai nạn cho người lao động.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao năng lực và sự nỗ lực của các nhà thầu thi công trong điều kiện địa chất yếu, sụt lún. Ảnh: VGP

Cũng trong quý I/2018, cùng với việc hoàn thành dự án cao tốc Hải Phòng-Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ hoàn thành các dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, sân bay Vân Đồn… Đây đều là những công trình hạ tầng giao thông kết nối rất quan trọng của tỉnh.

Dự án đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng có điểm đầu tại Km 102 + 300 QL 18, thuộc phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; điểm cuối tại Km 25 + 214 giao với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, thuộc phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Theo thiết kế, tuyến đường cao tốc này có tổng chiều dài khoảng 25 km, gồm 4 làn xe, vận tốc thiết kế là 100 km/h. Trong đó, phần đường cao tốc nối Hạ Long với cầu Bạch Đằng dài 19,5 km (dự án đường cao tốc nối Hạ Long với cầu Bạch Đằng) và còn lại là phần cầu Bạch Đằng dài 5,45 km.

Dự án đường nối Hạ Long với cầu Bạch Đằng do Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư, nguồn vốn sử dụng ngân sách của tỉnh Quảng Ninh và các nguồn vốn huy động khác với tổng số tiền trên 6.400 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành đoạn Hạ Long - cầu Bạch Đằng vào năm 2016.

Phần còn lại là cầu Bạch Đằng có chiều dài 5,45 km với tổng số tiền phê duyệt dự án là 7.200 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BOT.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh Quảng Ninh, chủ đầu tư, các nhà thầu bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình như đã cam kết. Ảnh: VGP

Dự án gồm cầu chính - cầu Bạch Đằng, đường dẫn... Cầu có kết cấu vĩnh cửu bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực; vận tốc thiết kế 100 km/h, chiều dài cầu 3.054 m. Dự kiến, nhà thầu sẽ khởi công xây dựng dự án vào quý I/2015 và hoàn thiện vào năm 2017.

Việc hoàn thiện tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Hạ Long và Hải Phòng xuống còn 25 km, thay vì khoảng 70 km như hiện nay. Với vận tốc thiết kế 100 km/h, kết nối vào đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội sẽ rút ngắn được khoảng 60 km từ Hạ Long đi Hà Nội và thời gian di chuyển chỉ còn khoảng 90 phút. Ngoài ra, tuyến cao tốc sẽ giúp cho việc kết nối hạ tầng giao thông giữa các tuyến được đồng bộ, tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển từ Quảng Ninh đi các tỉnh khu vực phía Bắc và ngược lại.

Tin cùng chuyên mục