Trên công trường, nhà thầu thường xuyên đối mặt với khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Những khó khăn, rắc rối phát sinh nơi hiện trường thi công rất khó lường và xác định trước. Để mỗi công trình có thể hoàn thành được đúng tiến độ là cả một chặng đường vượt chông gai của nhà thầu. Chẳng hạn, tại Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam trên Quốc lộ 1A nút giao giữa đường sắt Bắc - Nam (lý trình đường sắt Km 130+680) với Quốc lộ 1A (lý trình đường bộ Km 280+700) trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, cả quá trình thi công, nhà thầu gặp rất nhiều áp lực.

Ông Trần Anh Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thuận An

Ban đầu là địa thế thi công phức tạp, vừa xây dựng cầu vượt, đường dẫn hai đầu cầu, đường gom hai bên cầu và hệ thống thoát nước, lại phải bảo đảm không có giao cắt giữa luồng giao thông trên Quốc lộ 1A với đường sắt. Điều này đòi hỏi sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các bên liên quan để đảm bảo an toàn cho quá trình thi công.

Trong khi đó, gần 200 hộ dân phản đối, ngăn chặn và cản trở việc thi công của nhà thầu do không hài lòng với chính sách đền bù giải phóng mặt bằng. Do đó, công trình phải tạm dừng thi công. Mặc dù công tác giải phóng mặt bằng là trách nhiệm của địa phương, nhưng nhà thầu cũng phải “xắn tay”, tự bỏ tiền túi hỗ trợ người dân trong diện giải phóng mặt bằng sớm di dời, hoặc cho chủ đầu tư vay tiền để đền bù trước cho người dân. Một số trường hợp, nhà thầu phải tự bỏ tiền thuê đất của người dân để thi công.

Đến khi thuyết phục được người dân, nhà thầu tăng cường máy móc, thiết bị để bù tiến độ, đẩy nhanh quá trình thi công thì xảy ra sự cố nứt, lún, hư hỏng nhà dân. Nhà thầu phải làm việc và thương lượng với đơn vị bảo hiểm công trình đền bù cho người dân để họ yên tâm sinh hoạt và không phản đối việc thi công. Và nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ đó, cuối cùng công trình cũng đã về đích đúng thời hạn.

Tin cùng chuyên mục