Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet |
Cụ thể, thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 514 dự án, tăng 69,1% với vốn đăng ký đạt 231 triệu USD, tương đương về vốn so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 207 dự án, vốn đăng ký là 93,9 triệu USD, chiếm 40,6% vốn đăng ký cấp mới.
Kế đến là hoạt động xây dựng với 3 dự án, vốn đăng ký là 53,7 triệu USD, chiếm 23,3%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 137 dự án, vốn đăng ký 44,5 triệu USD, chiếm 19,3%; hoạt động thông tin và truyền thông có 85 dự án, vốn đăng ký là 11,1 triệu USD, chiếm 4,8%.
Về quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư, Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới với 89 dự án, vốn đăng ký đạt 126 triệu USD, chiếm đến 54,6% vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản với 43 dự án, vốn đăng ký 21,7 triệu USD, chiếm 9,4%; Hong Kong (Trung Quốc) với 36 dự án, vốn đăng ký đạt 12,7 triệu USD, chiếm 5,6%.
Cùng với đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn thành phố có 163 lượt dự án điều chỉnh vốn đăng ký, tăng 139,7% với số vốn điều chỉnh tăng 458 triệu USD; trong đó, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ có 43 dự án, vốn đăng ký 194,6 triệu USD chiếm 42,5% vốn đăng ký điều chỉnh.
Ngoài ra, hoạt động thông tin và truyền thông có 30 dự án, vốn đăng ký 133 triệu USD, chiếm 29,0%; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy có 57 dự án, vốn đăng ký 56,9 triệu USD, chiếm 12,4%. Hoa Kỳ là quốc gia có số vốn điều chỉnh cao nhất, đạt 215,1 triệu USD, chiếm 47,0% vốn đăng ký điều chỉnh.
Về hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn thành phố có 1.089 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện với vốn góp là 2.203,2 triệu USD, gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng lưu ý, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có số vốn góp đạt 1.505,6 triệu USD, chiếm 68,3% tổng vốn góp; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có số vốn góp là 253,7 triệu USD, chiếm 11,5%; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số vốn góp đạt 229,1 triệu USD, chiếm 10,4%,
Đặc biệt, hoạt động kinh doanh bất động sản có số vốn góp đạt 99,6 triệu USD, chiếm 4,5%. Nhật Bản và Singapore là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 69,6% và 16,7%.
Theo UBND TP.HCM, lũy kế từ ngày 1/1/1988 đến ngày 20/5/2023, trên địa bàn thành phố có 11.868 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt hơn 56,8 tỷ USD. Với con số này, TP.HCM dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước.