Mở lối cho dự án nhà ở thu nhập thấp, cải tạo chung cư cũ

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Chủ trương của Nhà nước hiện nay là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp gần như không thể triển khai được dự án, do vướng mắc liên quan đến nhiều vấn đề như: quỹ đất, giải phóng mặt bằng, chỉ tiêu, tỷ lệ căn hộ mà nhà đầu tư được hưởng trong nhà ở xã hội… Để hiện thực hóa chủ trường này, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách gỡ vướng cho nhà đầu tư.
Ông Đặng Trọng Đức, Giám đốc Ban Kinh tế, Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings

Ông Đặng Trọng Đức, Giám đốc Ban Kinh tế, Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings

Đơn cử, đối với các dự án cải tạo chung cư cũ, Hà Nội đang vướng nhất là tỷ lệ thỏa thuận tối thiểu và quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu.

Đối với quy định tỷ lệ thỏa thuận tối thiểu, theo quy định, chung cư cũ nhóm B, C phải đạt mức độ đồng thuận của cư dân là 100%; chung cư nguy hiểm cấp độ D (công trình hư hỏng nặng, có nguy cơ đổ sập) là 75% tổng số chủ sở hữu nhà chung cư, khu chung cư. Tuy nhiên, việc di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D hiện vẫn gặp không ít khó khăn. Do đó, cần có quy định cưỡng chế giải tỏa, kể cả trong trường hợp chưa đạt mức độ thỏa thuận tối thiểu, nếu không sẽ không bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, nhà đầu tư cũng không thể triển khai được dự án kịp thời.

Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều chung cư cũ cần cải tạo, nhưng việc triển khai xây dựng bị kéo dài, phần lớn là do vướng quy hoạch, hiện Thành phố chưa phê duyệt quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, trong khi theo Nghị định số 69/2021/NĐ-CP, quy hoạch được phê duyệt trước, sau đó UBND Thành phố ban hành tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, công khai thông tin trong vòng 15 ngày để các nhà đầu tư đăng ký… Chẳng hạn, khu vực Giảng Võ, mặc dù người dân đã đồng ý phương án cải tạo, xây dựng lại với tỷ lệ thỏa thuận cao, nhưng vì vướng quy hoạch nên đến nay vẫn chưa tìm được lối ra.

Tin cùng chuyên mục