Ảnh minh họa: Internet |
Cụ thể, 53,4% số doanh nghiệp nhận định tình hình SXKD khó khăn hơn, 28,7% số doanh nghiệp nhận định tình hình SXKD vẫn ổn định, chỉ có 17,9% số doanh nghiệp nhận định tình hình SXKD thuận lợi hơn.
Dự báo quý II/2022 so với quý I/2022, 18,8% doanh nghiệp cho rằng hoạt động SXKD thuận lợi hơn, 29,5% nhận định giữ ổn định và 51,7% dự báo khó khăn hơn.
Về biến động của các yếu tố đầu vào, kết quả khảo sát quý I/2022 cho thấy, có 21,3% doanh nghiệp nhận định lao động chung trong doanh nghiệp xây dựng tăng so với quý IV/2021; 54,5% doanh nghiệp nhận định lao động chung không đổi và 24,2% doanh nghiệp nhận định lao động chung giảm. Dự báo quý II/2022, có 19,7% doanh nghiệp nhận định lao động chung tăng so với quý I/2022; 55,9% doanh nghiệp nhận định không đổi và 24,4% doanh nghiệp nhận định lao động chung giảm.
Về lao động thường xuyên trong doanh nghiệp, quý I/2022 có 11,8% doanh nghiệp nhận định tăng so với quý IV/2021; 72,3% doanh nghiệp nhận định không đổi và 15,9% doanh nghiệp nhận định giảm. Dự báo quý II/2022, có 11,3% doanh nghiệp nhận định tăng so với quý I/2022; 73,6% doanh nghiệp nhận định không đổi và 15,1% doanh nghiệp nhận định giảm.
Về lao động thời vụ trong doanh nghiệp, quý I/2022 có 21,2% doanh nghiệp nhận định lao động thời vụ tăng so với quý IV/2021; 51,6% doanh nghiệp nhận định không đổi và 27,2% doanh nghiệp nhận định giảm. Dự báo quý II/2022, có 19,9% doanh nghiệp nhận định lao động thời vụ tăng so với quý I/2022; 54,0% doanh nghiệp nhận định không đổi và 26,1% doanh nghiệp nhận định giảm.
Nguồn: Tổng cục Thống kê |
Đối với chi phí sản xuất, quý I/2022, có 52,8% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng so với quý IV/2021; 27,7% doanh nghiệp nhận định không thay đổi, chỉ có 19,5% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm giảm. Dự báo quý II/2022 so với quý I/2022, có 52,3% doanh nghiệp dự báo tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng; 27,3% doanh nghiệp dự báo không đổi và 20,4% doanh nghiệp dự báo tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm giảm.
Việc tiếp cận chính sách hỗ trợ và vốn vay theo đánh giá của các doanh nghiệp xây dựng, quý I/2022 có 78,5% doanh nghiệp cho rằng hỗ trợ của hệ thống hành chính nhà nước cho doanh nghiệp giữ nguyên và thuận lợi hơn (54,1% doanh nghiệp nhận định giữ nguyên và 24,4% nhận định thuận lợi hơn); 21,5% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn so với quý IV/2021.
Thời gian qua, giá nguyên vật liệu xây dựng tiếp tục tăng cao đặc biệt là giá thép đã gây khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng trong việc hoàn thiện các công trình, dự án đã được ký kết. Dịch Covid-19 tuy đã từng bước được kiểm soát nhưng biến chủng mới Omicron khiến số ca mắc Covid-19 tăng cao, gây ra tình trạng thiếu hụt lao động trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn thiếu vốn để có thể khôi phục được hoàn toàn hoạt động SXKD.
Để doanh nghiệp xây dựng có thể phục hồi và tiếp tục hoạt động SXKD trong thời gian tới, các nhà thầu xây dựng kiến nghị, cần tiếp tục có các biện pháp để bình ổn giá nguyên vật liệu đầu vào; thay đổi linh hoạt nguyên tắc 5K để người lao động có thể nhanh chóng quay lại làm việc sau khi nhiễm Covid-19; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn thông qua các thủ tục vay vốn ngân hàng thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, các ngành, địa phương tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải phóng mặt bằng, bàn giao sớm cho các đơn vị thi công đúng tiến độ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi và đầy đủ các thủ tục để dự án sau khi khởi công có thể triển khai xây dựng ngay, đồng thời luôn đồng hành với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...