Thời điểm thích hợp để Việt Nam đẩy mạnh cải cách

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Chia sẻ với phóng viên Báo Đấu thầu, ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như với các quốc gia phát triển, Việt Nam cần tháo gỡ rào cản kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng, Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư quan trọng.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng, Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư quan trọng.

Ông cảm nhận thế nào về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam hiện nay?

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng, Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư quan trọng. Trong bối cảnh chính sách thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có sự thay đổi, một số nhà đầu tư Hàn Quốc ở Trung Quốc đang tìm cách mở rộng đầu tư sản xuất sang các quốc gia khác. Việt Nam là một trong những lựa chọn đầu tiên, là điểm đến rất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc bởi có nhiều điều kiện phù hợp, gần gũi văn hóa, lịch sử, tăng trưởng kinh tế ổn định… Chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam rất thiện chí và được Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện.

Ông Hong Sun

Ông Hong Sun

Những lĩnh vực chính được các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm đầu tư tại Việt Nam là: tài chính, bảo hiểm, sản xuất, bất động sản, bán buôn, bán lẻ, công nghiệp khai khoáng…

Năm 2023, Hàn Quốc đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam lên 100 tỷ USD, chiếm một nửa trong tổng kim ngạch thương mại của Hàn Quốc với khu vực ASEAN.

Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong quý đầu năm nay có sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022. Ông lý giải thế nào về sự sụt giảm này?

Theo tôi, sự sụt giảm này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan là tác động của nền kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái trầm trọng, lãi suất tăng cao... Việt Nam được xem là nhà máy, công xưởng của thế giới nên không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Đa số nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nên khi chuỗi cung ứng toàn cầu gặp khó khăn, những “ông lớn” như Samsung… cũng khó tránh khỏi tác động.

Về phía chủ quan, thời gian qua, Việt Nam có một số cơ chế quản lý nhà nước thay đổi đột ngột, chặt chẽ quá mức, khiến nhà đầu tư lo ngại. Chẳng hạn thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, thực tế không nhất thiết phải yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn các nước trong khu vực. Để tuân thủ những tiêu chuẩn mới này, nhiều doanh nghiệp (DN) sẽ phải tăng chi phí đầu tư và mất nhiều thời gian chờ đợi để được phê duyệt.

Bên cạnh đó, những hạn chế trong chính sách lao động, cấp visa, thẻ tạm trú… cũng gây trở ngại cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, việc cấp visa cho nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn cấp phép ngắn, thủ tục gia hạn phức tạp…

Trong lĩnh vực năng lượng, một số nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong việc xin giấy phép triển khai dự án, trong đó có những siêu dự án với quy mô 3 - 6 tỷ USD. Sự chậm trễ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) làm ảnh hưởng tới kế hoạch đầu tư kinh doanh và nhà đầu tư chưa biết khi nào quy hoạch này mới được phê duyệt.

Những khó khăn của DN đang đầu tư, đang muốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng sẽ gây quan ngại cho những DN có nhu cầu đầu tư mới.

Để tăng cường thu hút đầu tư, Việt Nam cần cải thiện những vấn đề gì, thưa ông?

Thủ tục hành chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nhà đầu tư quyết định lựa chọn đầu tư hay không. Đây là thời điểm thích hợp nhất để Việt Nam đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nếu chậm trễ thì nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ đi nơi khác, Việt Nam sẽ đánh mất cơ hội.

Việt Nam không phải là nơi duy nhất thu hút đầu tư trên thế giới. Không chỉ cạnh tranh với các nước trong khu vực, Việt Nam còn phải “chạy đua” với các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản… Ngay như ở Hàn Quốc, Tổng thống cũng là một nhà tiếp thị để thu hút đầu tư cho đất nước.

Để thu hút đầu tư, ngành công nghiệp hỗ trợ phải phát triển tương xứng. Muốn kêu gọi đầu tư các dự án công nghệ cao, Việt Nam phải chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp. Chương trình đào tạo của các trường đại học phải gắn với nhu cầu thực tế của DN. Bản thân các DN công nghiệp hỗ trợ cũng phải chủ động đàm phán, hợp tác với DN đầu chuỗi thì mới phát triển được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới bán được sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục