Ảnh Internet |
Khó xây nhà giá rẻ
Tại Hội nghị, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, Bình Dương thuộc diện đi sau về trước trong việc làm nhà giá rẻ so với TP.HCM. Hai lý do để Bình Dương thành công là có quỹ đất sạch dồi dào và thủ tục hành chính không nhiêu kê như ở TP.HCM.
Có một thực tế là, quỹ đất của TP.HCM ngày càng thu hẹp. Mặt khác, trong khi TP.HCM đang thiếu sản phẩm nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ thì rất nhiều dự án trong diện này bị vướng thủ tục nên không triển khai được. “Công ty chúng tôi có dính một dự án ở phường 25, quận Bình Thạnh, đề xuất đến 7 năm nay mới được chấp thuận chủ trương”, đại diện Công ty CP Đầu tư Sản xuất Xây dựng Dịch vụ Du lịch Thiên Phát cho biết.
Còn theo tính toán của ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành, theo đơn giá xây dựng hiện nay, không thể giảm giá thành xuống 5 triệu đồng/m2 được, vì nhà ở xã hội hay thương mại thì chất lượng phải tương đương nhau.
Chung tay gỡ khó
Để giải quyết bài toán mà chính quyền TP.HCM đặt ra, ông Nguyễn Văn Đực, Tổng giám đốc Công ty Đất Lành đề xuất, Thành phố nên xây nhà với mức giá 200 - 300 triệu đồng ở vùng ven. Tuy nhiên, Thành phố nên hỗ trợ quy hoạch, giảm lãi vay ngân hàng. Nếu chính quyền đầu tư toàn bộ hạ tầng kỹ thuật thì giá bán có thể kéo xuống 5 triệu đồng/m2, với diện tích 20 - 30 m2 thì giá khoảng 100 - 150 triệu đồng như Bình Dương đã làm. Còn theo ông Lê Hữu Nghĩa, với những căn hộ 20 m2 không nên bán, mà chỉ để cho thuê. Nghĩa là, nếu như 20 năm sau người dân không có nhu cầu thuê nữa thì chủ đầu tư có thể đập đi để xây dựng lại, hoặc gộp hai căn làm một để bán.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đinh La Thăng nhấn mạnh, việc “đẻ” ra sản phẩm nhà ở mới với mức giá hợp lý là điều cần thiết cho người dân, nhất là người có thu nhập thấp. Nếu các doanh nghiệp đồng lòng, quyết tâm thì không lý gì không làm được. Còn theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa, quan điểm của Thành phố là cố gắng hạ giá sản phẩm chứ không hạ diện tích căn hộ. Theo quy định hiện nay, lợi nhuận của nhà ở xã hội không được quá 10% trên tổng vốn đầu tư của toàn dự án, do đó tới đây Thành phố sẽ ngồi lại với các đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng để kiếm tìm một giải pháp hợp lý cho các bên.
Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các chủ đầu tư, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng cam kết, tới đây sẽ “sốc” lại quy trình, thủ tục. Lâu nay, có những cái bị vướng về mặt thủ tục, nhưng không phải do Sở gây khó dễ gì mà là lo quy trình xử lý còn bị chồng chéo.