Ảnh Internet |
Tuy nhiên, việc thực hiện cũng cần có lộ trình, tránh gây khó khăn tức thời cho người sản xuất.
Đề xuất áp dụng hợp tác công tư trong thủy lợi
Cho ý kiến về Dự án Luật Thủy lợi, đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) nhận định, công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi hiện vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập. Chính sách đầu tư còn chưa hợp lý, chú trọng đầu tư xây dựng mới, đầu tư công trình đầu mối mà chưa quan tâm đến đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống, nên thiếu đồng bộ, đã ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác công trình thủy lợi. Thể chế chính sách và phương thức quản lý, khai thác công trình thủy lợi cũng còn chậm đổi mới theo cơ chế thị trường; cơ chế quản lý mang tính nửa thị trường, nửa bao cấp, doanh nghiệp hoạt động chưa công khai, minh bạch.
Do đó, trong tổ chức, quản lý và khai thác công trình thủy lợi, đại biểu Tuân đề nghị mô hình đầu tư xây dựng khai thác công trình thủy lợi cần theo hướng đầu tư công - quản trị tư; đầu tư tư - quản trị công. Cụ thể là Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi thiết yếu và giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.
Liên quan đến vấn đề đầu tư cho các công trình thủy lợi, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (TP. Cần Thơ) bày tỏ quan điểm thống nhất với việc xác định hình thức, nội dung công trình thủy lợi thuộc hạng mục Nhà nước đầu tư và những hạng mục có thể kêu gọi tư nhân hay các hình thức hợp tác công tư để phát triển hệ thống thủy lợi.
Đảm bảo khả thi cho cơ chế giá dịch vụ thủy lợi
Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật, quan điểm chuyển đổi cơ chế tài chính từ thu thủy lợi phí sang cơ chế giá dịch vụ thủy lợi nhận được nhiều ý kiến đồng thuận từ các đại biểu Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng, chính sách này có vai trò quan trọng trong việc định hướng những thay đổi hoạt động thủy lợi, bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và sử dụng nước, giảm gánh nặng bao cấp từ ngân sách cho đầu tư, duy tu và bảo dưỡng các hệ thống, công trình thủy lợi.
Đại biểu Phạm Văn Tuân đánh giá, việc thay đổi từ thu thủy lợi phí sang cơ chế giá dịch vụ thủy lợi phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đại biểu tỉnh Thái Bình này cho rằng, đây là chính sách mới, sẽ ảnh hưởng đến đa số nông dân. Trong khi Quốc hội lại vừa ban hành Nghị quyết về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Do đó, để đảm bảo tính khả thi của chính sách, cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ về lộ trình áp dụng giá dịch vụ thủy lợi.
Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) thông tin, thực tế hiện nay tổng chi phí cho nông nghiệp của nông dân rất cao. Trong khi các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines có lợi nhuận khoảng 0,2 - 0,3 USD/kg lúa, thì nông dân Việt Nam có lợi nhuận chưa đầy 0,1 USD/kg lúa.
Dựa trên tính toán này, ông Bình băn khoăn, nếu đã tính đến giá dịch vụ thủy lợi thì người dân có quyền được chọn cây trồng hay không, vì điều này liên quan đến việc mua nước, sử dụng nước? Còn với những công trình thủy lợi do người dân đóng góp xây dựng thì họ có được hoàn lại chi phí đã bỏ ra? Do đó, ông Bình đề xuất, cần đánh giá toàn diện tác động của việc thay thủy lợi phí bằng giá dịch vụ thủy lợi.