15.000 doanh nghiệp kinh doanh bền vững giai đoạn 2021 - 2025

0:00 / 0:00
0:00

(BĐT) - Đây là mục tiêu được đưa ra tại Dự thảo Đề án Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) khu vực tư nhân kinh doanh bền vững trong giai đoạn 2021 - 2015 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến hoàn thiện.

Mô hình kinh doanh bền vững, sản xuất sạch và công nghệ thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế tất yếu. Ảnh: Huấn Anh
Mô hình kinh doanh bền vững, sản xuất sạch và công nghệ thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế tất yếu. Ảnh: Huấn Anh

Bên cạnh mục tiêu hỗ trợ được 15.000 DN kinh doanh bền vững, Chương trình hướng tới phát triển các công cụ đo lường, đánh giá, công nhận các DN kinh doanh bền vững; tạo dựng được cơ sở dữ liệu, cộng đồng, phát triển hệ sinh thái các tổ chức hỗ trợ DN…

Dự kiến, Chương trình có 4 nhóm hoạt động, bao gồm: truyền thông, nâng cao nhận thức; xây dựng dữ liệu, chia sẻ thông tin; các hoạt động hỗ trợ; hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá.

Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, DN tham gia Chương trình; và các nguồn tài chính hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân, DN và các quỹ đầu tư trong nước, nước ngoài.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc xây dựng các mô hình kinh doanh bền vững là rất cần thiết, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng DN, hướng tới trách nhiệm xã hội, chủ động trong hoạt động sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường. Mô hình kinh doanh bền vững, sản xuất sạch và công nghệ thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế tất yếu. Các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa ở Việt Nam đã từng bước ý thức được xu thế này và dần dần đã có những bước chuyển biến cơ bản về cả nhận thức và hành động.

Tin cùng chuyên mục