Cần hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí cho phát triển vật liệu “xanh”

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Phát triển vật liệu “xanh” có rất nhiều ưu điểm vượt trội, không chỉ đem lại lợi ích cho ngành xây dựng mà còn cho cả xã hội, nhất là cải thiện môi trường sống. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, các công trình xây dựng hiện sử dụng khoảng 40% nguồn năng lượng, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng.

Ông Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng

Tuy nhiên, trên thực tế, vật liệu “xanh” ở Việt Nam vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Trong đó, khó khăn đầu tiên là rào cản về hành lang pháp lý, kỹ thuật hiện nay đã có, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ. Vì thế, việc đưa vật liệu xây dựng “xanh” vào các công trình trên thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, năng lực và trình độ công nghệ sản xuất vật liệu “xanh” tại Việt Nam còn hạn chế, trong khi giá sản phẩm còn cao, nên chưa thể cạnh tranh vượt trội so với các vật liệu khác.

Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các loại vật liệu “xanh”, Việt Nam cần xây dựng hàng lang pháp lý, kỹ thuật cụ thể về vật liệu “xanh”. Có được hành lang pháp lý thì mới có được các quy chuẩn cụ thể để cho ra đời các chính sách tài chính trong việc ưu đãi đối với công tác nghiên cứu phát triển, đầu tư sản xuất vật liệu “xanh”. Hơn nữa, chúng ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, vậy nên Nhà nước cần phải đi đầu trong việc sử dụng vật liệu “xanh”.

Bên cạnh đó, cần phải có các tiêu chuẩn, tiêu chí và quy trình để doanh nghiệp sản xuất vật liệu “xanh”. Các doanh nghiệp sản xuất cần tìm ra giải pháp để giảm giá thành hơn nữa đối với vật liệu “xanh” nhằm cạnh tranh tốt với vật liệu truyền thống có tính năng tương tự.

Tin cùng chuyên mục