Cần tăng số lượng phòng thí nghiệm và các tổ chức có khả năng thực hiện thử nghiệm phòng cháy chữa cháy

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Từ năm 2020 đến năm 2022, 3 phiên bản của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã được thông qua. Tuy nhiên, các quy định an toàn PCCC mới đã và đang làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư vốn lớn. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn liên quan đến vật liệu xây dựng của Việt Nam cũng quá cao, chẳng hạn tiêu chuẩn về sơn chống cháy, nên để đáp ứng các tiêu chuẩn PCCC, chi phí xây dựng và hoàn thành dự án “đội” lên, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.

Ông Michel Cassagnes, Chủ tịch Tiểu ban Xây dựng, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Chúng tôi hoan nghênh Công văn 1091/C07-P3, P4, P7 ngày 11/4/2023 của Bộ Công an, Cục Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn trong việc tháo gỡ khó khăn trong hoạt động PCCC, đã loại bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận cá nhân cho từng dự án bằng Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC cho mỗi lô hoặc lô hàng từ các nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất khác nhau. Từ đó, trách nhiệm kiểm tra vật liệu và thiết bị thuộc về các nhà cung cấp và nhà sản xuất tương ứng, khuyến khích sự tham gia của nhà cung cấp vào quá trình thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm. Đây là điểm mấu chốt tạo nên một thị trường xây dựng hấp dẫn.

Để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình này, Chính phủ nên tập trung tăng số lượng phòng thí nghiệm và các tổ chức có khả năng thực hiện thử nghiệm PCCC, đồng thời đơn giản hóa quy trình đăng ký chứng nhận. Bên cạnh đó, việc phát triển một nền tảng mã nguồn mở để lưu trữ thông tin về các vật liệu và thiết bị đã được chứng nhận hiện đang được sử dụng tại Việt Nam cũng rất cần thiết, khuyến khích tuân thủ các thông lệ quốc tế, chẳng hạn cơ sở dữ liệu vật liệu và sản phẩm của Viện Nghiên cứu an toàn và PCCC (FSRI). Sáng kiến này có thể định vị Việt Nam là một bên tham gia toàn cầu có trách nhiệm và hỗ trợ các mục tiêu hiện đại hóa hạ tầng và phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục