Ảnh Internet |
Tuy nhiên, so với mệnh giá 100.000 đồng/CP, mức giá đưa ra của SCIC cũng chỉ gấp 6,32 lần, không quá cao như “cảm giác” mà con số đó mang lại.
Nếu thành công trong thương vụ thoái vốn này, SCIC sẽ thu về số tiền gần 18 tỷ đồng.
Mía đường Thanh Hóa là công ty có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, trong đó SCIC nắm giữ 28.434 cổ phần, tương đương 28,4% vốn điều lệ Công ty. Như vậy, với mức giá tương đối cao, số tiền tối thiểu SCIC thu về đã vượt xa vốn điều lệ của Mía đường Thanh Hóa.
Theo số liệu từ Nasdaq, giá đường thế giới hiện nay đang ở mức 22,1 cent/pound, mức giá cao nhất trong 4 năm trở lại đây, sau khi tạo đáy vào năm 2015. Nguyên nhân chính khiến giá đường tăng cao là do Brazil, nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới bị ảnh hưởng bởi sương giá khiến sản lượng và chất lượng đường đều giảm.
Giá đường thế giới tăng cao là một trong những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường. Đó cũng là tin vui cho SCIC khi muốn thoái vốn tại Mía đường Thanh Hóa.