Sân bay Cao Bằng được đưa vào tầm nhìn quy hoạch năm 2050

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Theo Bộ GTVT, đến năm 2030, mạng cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính là Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, hình thành 30 cảng hàng không, trong đó có 14 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không quốc nội.

Tờ trình nêu rõ, hơn một thập kỷ qua, ngành hàng không Việt Nam có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Hiện cả nước có 22/23 cảng hàng không đang khai thác, trong đó có 9 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hàng không quốc nội.

Trong tầm nhìn đến năm 2050, cả nước sẽ hình thành 33 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế: Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

19 cảng hàng không quốc nội sẽ xuất hiện nhiều cái tên ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa (Lào Cai), Cao Bằng, Nà Sản (Sơn La)...

Tăng trưởng bình quân 10 năm gần đây của ngành hàng không Việt Nam đạt khoảng 18%, là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất tại Đông Nam Á.

Bộ GTVT dự báo tổng nhu cầu hành khách dự kiến đến năm 2030 khoảng 275,9 triệu người, tổng nhu cầu sản lượng hàng hóa dự kiến khoảng 4,1 triệu tấn. Đến năm 2050 dự báo khoảng 491,1 triệu hành khách và 16 triệu tấn hàng hoá có nhu cầu vận chuyển qua các cảng hàng không.

Tin cùng chuyên mục