Dự án triệu đô bị rao bán siết nợ |
Siêu dự án tới thời siết nợ
Ngay sau khi Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu được ban hành, hàng loạt tài sản như các dự án bất động sản trị giá lên đến hàng ngàn tỷ đồng đã được các ngân hàng và Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) kê biên, mang ra đấu giá.
Mở đầu cho làn sóng thu giữ tài sản để xử lý nợ theo Nghị quyết 42 phải kể đến động thái của VAMC thu giữ dự án cao ốc Sài Gòn One Tower vào cuối tháng 8. Tọa lại tại một vị trí khá đắc địa ngay trung tâm Sài Gòn, bên cạnh cầu Khánh Hội kết nối với quận 4, Saigon One Tower sau khi việc xây dựng hoàn thành được 80% thì công trình bị ngưng trệ từ năm 2011 đến nay.
Saigon One Tower đã được nhóm khách hàng thế chấp để vay vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải và Đông Á. Các vấn đề liên quan đến dự án đã được chuyển giao cho VAMC xử lý. Sau nhiều lần đôn đốc trả nợ không thành, VAMC đã thu giữ tài sản đảm bảo là tòa cao ốc nói trên.
Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác Tài sản Agribank (Agribank AMC) cũng công bố về việc bán đấu giá toàn bộ công trình cao ốc văn phòng số 129Q-131-131A-133-135A/33 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh đang xây dở và đấu giá quyền sử dụng đất ở dự án này.
Đây chính là Dự án Cao ốc văn phòng V-Ikon do Công ty TNHH Việt Thuận Thành làm chủ đầu tư. Sau khi xây dựng xong phần thô thì chủ đầu tư V-Ikon không còn khả năng tài chính để hoàn thiện. Nhiều năm qua dự án này bị bỏ hoang và ngân hàng Agribank chi nhánh Sài Gòn đã phải thu giữ để xử lý khoản nợ.
Một siêu dự án khác là Happyland do Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Phú An thuộc Tập đoàn Khang Thông làm chủ đầu tư cũng đã cưỡng chế để giải quyết khoản nợ lên đến hàng ngàn tỷ đồng sau 3 lần xin tạm hoãn thi hành.
Siêu dự án giải trí lớn nhất khu vực bỏ hoang
Dự án chung cư 584 Tân Kiên, sau nhiều bê bối cả thập kỷ qua lại tiếp tục bị rao bán để xử lý khoản nợ xấu 1.100 tỷ của chủ đầu tư tại ngân hàng BIDV. Hiện vẫn còn hơn 300 khách hàng đang bị mắc kẹt tại đây.
“Đắp chiếu” hơn 7 năm, dự án Vạn Hưng Phát bị Agribank rao bán với giá bán khởi điểm 63 tỷ đồng. Dự án được khởi công tháng 8/2010, có quy mô 21 tầng nổi và 1 tầng hầm, cung cấp ra thị trường 334 căn hộ. Tuy nhiên, sau 6 năm xây dựng, dự án chỉ mới hoàn thành phần nền móng và cột bê tông và chủ dự án được khách hàng tố “bán nhà trên giấy”.
Đấu giá ế khách
Trong số các dự án rao bán siết nợ thì chỉ mỗi CT2-105 Usilk City (Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội) may mắn được Công ty cổ phần Hải Phát Thủ Đô mua lại. Cuối tháng 3/2017, UBND TP. Hà Nội có quyết định cho phép Sông Đà Thăng Long (STL) chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị mới Văn khê mở rộng (Usilk City) là Tòa CT2-105 cho Hải Phát Thủ đô sau gần 1 năm rưỡi thương vụ này được tiến hành.
Dự án tai tiếng khiến bên mua không mặn mà
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM
Dự án Saigon One Tower chưa thể bán đấu giá do nằm trên đất nhà nước cho thuê hàng năm, việc định giá gặp nhiều khó khăn, đang còn gây nhiều tranh cãi. Dự kiến, tòa cao ốc sẽ được định giá xong sớm nhất là cuối tháng 1/2018.
Tại phiên đấu giá vào tháng 9, giá khởi điểm được đưa ra là 319,5 tỷ đồng (đã gồm VAT). Các mức giá khởi điểm từng được đưa ra trước đó là 373,5 tỷ đồng và 336,15 tỷ đồng. Đến tháng 10, việc đấu giá được thực hiện lại - đây là lần thứ 5 việc đấu giá dự án này được thực hiện và mức giá khởi điểm đã giảm xuống còn 299 tỷ đồng.
Dự án Khu dân cư 584 Tân Kiên, giá khởi điểm của khoản nợ được BIDV thông báo là 810 tỷ đồng. Nói cách khác, nhà băng này chấp nhận lỗ gần 300 tỷ đồng để bán được chung cư 584 Tân Kiên xử lý khối nợ xấu.
Thực tế, những tài sản bất động sản “dính” nợ xấu không được mấy nhà đầu tư mặn mà do khó làm thủ tục sang tên tài sản mất vài năm, tốn kém chi phí. Bên cạnh đó, nhà đầu tư mới nếu muốn chỉnh sửa thiết kế hay công năng rất khó.
Theo thống kê của Công ty Tư vấn CBRE Việt Nam, lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, trên cả nước có gần 30 giao dịch chuyển nhượng các dự án về thương mại, khu phức hợp, nhà ở, với tổng giá trị giao dịch khoảng 800 triệu USD.
Còn theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, vẫn còn đến khoảng 500 dự án đang “chết lâm sàng”. Trong thời gian tới, số dự án bị siết nợ, rao bán chắc chắn sẽ còn nhiều.
Chuyên gia kinh tế tài chính - TS. Cấn Văn Lực nhận định: “Nhà đầu tư thực ra rất quan tâm đến các dự án này nhưng giá trị dự án quá lớn nên họ phải kiểm tra kỹ càng. Trong khi ở Việt Nam cũng chưa có nhiều tiền lệ về việc mua dự án ngân hàng phát mãi.
Ông Lực đánh giá, năm 2018, hoạt động M&A các dự án BĐS vẫn sẽ tiếp tục sôi động, nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn liên tục tìm hiểu thị trường.