Ông Stuart Livesay, Giám đốc quốc gia Việt Nam, Tổng giám đốc Copenhagen Offshore Partners, thành viên Tổ chuyên trách về Điện gió ngoài khơi của Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam
Điển hình, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8, một dấu mốc quan trọng tạo động lực cho sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ lĩnh vực này đã được ban hành, đồng thời các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán điện (DPPA) cũng được tích cực giải quyết.
Mặc dù Việt Nam đặt mục tiêu lớn về phát triển năng lượng tái tạo, song tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này vẫn có thời điểm chững lại. Theo quan sát của tôi, nhà đầu tư vẫn còn e ngại về khung pháp lý để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Các dự án ĐGNK đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Một nhà đầu tư chi hàng triệu USD để khảo sát vùng biển cần thông tin rõ ràng và minh bạch về cơ chế cấp phép dự án, các tiêu chí cần đáp ứng để có phương án đầu tư kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, thời gian qua, một số nhà đầu tư cũng bày tỏ e ngại về sự ổn định của chính sách… Chính những yếu tố này khiến nhà đầu tư còn do dự trong việc đưa ra quyết định.
Quy hoạch điện VIII cũng như Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đặt ra những mục tiêu lớn về phát triển ĐGNK. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như sự ổn định, minh bạch của chính sách thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực đầy tiềm năng này.