Cần tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ngày 27/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Các đại biểu đều cho rằng, Dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh sửa hoàn thiện hơn so với Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Nghĩa Đức
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Nghĩa Đức

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu quan tâm đến tiêu chuẩn đấu giá viên và đào tạo nghề đấu giá tại Điều 11, Điều 12 Dự thảo Luật. Một số ý kiến bày tỏ tán thành với việc bỏ quy định “các trường hợp miễn đào tạo nghề đấu giá”. Có ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật cần quy định cho phép những đấu giá viên được miễn tham gia đào tạo, song phải tham gia tập huấn những nội dung cần thiết, chứ không thể miễn hoàn toàn.

Một số ý kiến cũng cho rằng, trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó trúng đấu giá rồi bỏ cọc để thổi giá đất lên cao phổ biến như hiện nay, việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết. Tuy nhiên, bản chất quan hệ đấu giá tài sản là quan hệ dân sự, tôn trọng thỏa thuận giữa các bên. Vì vậy, nên cân nhắc kỹ lưỡng các biện pháp xử lý được đưa ra, tránh can thiệp quá sâu vào quan hệ dân sự; nhất là khi chúng ta đã có những quy định để xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự nếu có vi phạm trong hoạt động đấu giá. Cùng với đó, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 cũng sẽ góp phần khắc phục một số bất cập tồn tại trong lĩnh vực đất đai.

Tin cùng chuyên mục