Chăm chút cho dinh dưỡng học đường để thay đổi tầm vóc học sinh Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Triển khai Mô hình điểm bữa ăn dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực trong học đường như một hoạt động lớn của năm học 2020-2021, các địa phương tham gia đều có chung nhận định: Để thay đổi tầm vóc học sinh Việt Nam, việc chăm chút cho bữa ăn học đường là hết sức quan trọng và cần thiết.

Mô hình điểm “Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam” do Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT) thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn TH. Đây là nghiên cứu cấp quốc gia về dinh dưỡng học đường, triển khai ở 10 tỉnh thành thuộc 5 vùng sinh thái với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội khác nhau.

Trong số này, 5 tỉnh thành áp dụng Mô hình điểm cho học sinh mẫu giáo gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam, Thái Bình và 5 tỉnh thành cho học sinh tiểu học: Nghệ An, Sơn La, An Giang, Lâm Đồng và Thừa Thiên Huế. Mỗi tỉnh thành chọn một trường can thiệp và một trường đối chứng.

Mô hình điểm can thiệp dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực được thực hiện trong năm học 2020-2021. Đến thời điểm tháng 6/2021, Mô hình điểm kết thúc và ghi nhận sự khác biệt, kết quả tích cực tại các trường này.

“Đây là một thử nghiệm thành công nhất về các điều kiện cần và đủ để có thể triển khai được bữa ăn học đường một cách khoa học, hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội từng địa phương, là tiền đề cho các nghiên cứu về chính sách dinh dưỡng học đường” - PGS.TS. Bác sĩ Bùi Thị Nhung - Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) đánh giá.

Áp dụng Mô hình điểm, các em được ăn đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau củ hơn.

Áp dụng Mô hình điểm, các em được ăn đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau củ hơn.

Cải tiến thực đơn, tăng cường hoạt động ngoài trời

Thay đổi hành vi ăn uống của học sinh lứa tuổi mầm non và tiểu học, các em học ăn đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau củ hơn – đây cũng là điểm khó khăn nhất khi các trường thực hiện bữa ăn học đường theo Mô hình điểm. Học sinh cũng học ăn các món ăn mới, được giáo dục dinh dưỡng để hiểu về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, biết cách nhận biết các thực phẩm không lành mạnh, thực phẩm không an toàn, không tốt cho sức khỏe. Đến thời điểm kết thúc thực hiện, Mô hình bữa ăn học đường đã đạt được sự đồng thuận của gia đình và nhà trường.

Anh Lê Đỗ Tuấn Khương - phụ huynh trường Mầm non Sơn Ca (TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết, con anh trước đây không tự xúc ăn nhanh, không thích ăn rau quả và uống sữa. Tuy nhiên, khi trường bắt đầu áp dụng bữa ăn theo mô hình điểm, cháu đã tiến bộ rất nhiều trong các thói quen và kỹ năng, hiểu biết về dinh dưỡng.

“Có thể thấy mô hình thí điểm bữa ăn học đường này là rất tốt, dinh dưỡng mỗi bữa ăn của các cháu ngày được nâng cao hơn, thể trạng của trẻ ngày càng phát triển hơn. Đặc biệt, chương trình này còn có hỗ trợ sữa TH true MILK, rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Tôi nghĩ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra các trường khác trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước để trẻ em được phát triển ngày càng tốt hơn”, anh Khương nói.

Trẻ được chú ý dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh cho mỗi bữa ăn.

Trẻ được chú ý dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh cho mỗi bữa ăn.

Cũng như các trường học khác, khi thực hiện Mô hình điểm, bữa ăn học đường được triển khai theo thực đơn và quy định của Bộ GD&ĐT xây dựng theo từng tuần. Hằng tuần, các trường sẽ có những trao đổi với các đơn vị chuyên môn ở Bộ GD&ĐT để thống nhất các món ăn phù hợp cho trẻ. Thực đơn được xây dựng dựa trên thực phẩm sẵn có ở địa phương, phù hợp với đặc trưng các vùng miền (các chỉ số phát triển, thể chất của trẻ đã được đo nghiệm từ những ngày đầu trước khi chính thức triển khai bữa ăn học đường theo Mô hình điểm).

Bên cạnh cải thiện dinh dưỡng, các trường còn được chuyên gia của Bộ GD&ĐT hỗ trợ về phương pháp, giáo trình, thiết bị giúp phát triển thể lực trẻ em. Giáo viên tổ chức các hoạt động theo giáo trình của Bộ, đồng thời cũng theo sát các hướng dẫn của Mô hình điểm, như tăng thêm lượng thời gian cho trẻ hoạt động thể chất ngoài trời. Tùy từng hoạt động thể chất và tình hình thời tiết, giáo viên tổ chức tập luyện trong lớp hay ngoài sân, lồng ghép trò chơi vào các hoạt động tại trường phù hợp từng độ tuổi, vừa sức của trẻ.

Bên cạnh cải thiện dinh dưỡng, các trường còn được chuyên gia của Bộ GD&ĐT hỗ trợ về phương pháp, giáo trình, thiết bị giúp phát triển thể lực trẻ em.

Bên cạnh cải thiện dinh dưỡng, các trường còn được chuyên gia của Bộ GD&ĐT hỗ trợ về phương pháp, giáo trình, thiết bị giúp phát triển thể lực trẻ em.

Dinh dưỡng học đường quan trọng trong phát triển thể lực và tầm vóc cho trẻ

Đón nhận việc triển khai Mô hình điểm bữa ăn dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực trong học đường như một hoạt động lớn của năm học 2020-2021, các địa phương tham gia đều có chung nhận định: Để thay đổi tầm vóc của học sinh Việt Nam, việc chăm chút cho bữa ăn học đường là hết sức quan trọng và cần thiết.

Ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, Mô hình điểm đã nhận được hiệu ứng khá tốt từ phía nhà trường. Phụ huynh học sinh, giáo viên đã đón nhận chương trình và triển khai rất hiệu quả, bước đầu góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển chiều cao, thể lực cho trẻ.

“Chúng ta không thể dạy và cung cấp kiến thức cho trẻ với tình trạng cơ thể trẻ gầy gò, ốm yếu, điều này rất phản khoa học. Chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ một cơ thể mạnh khỏe thì trẻ mới học tốt và tiếp thu kiến thức tốt. Chính vì thế, tôi đánh giá cao Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT) khi thay đổi vấn đề giáo dục thể chất, đặc biệt là bắt đầu từ trẻ mầm non, tiểu học. Tôi tin rằng đây là những bước khởi đầu để chương trình có thể được triển khai rộng trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước”, ông Hà Thanh Quốc nhận định.

Tin cùng chuyên mục