Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác đấu thầu qua mạng ngay trong những tháng đầu năm. Ảnh: Lê Tiên |
6 bộ, ngành đứng đầu bảng xếp hạng ĐTQM 2 tháng đầu năm 2020 với tỷ lệ 100% số gói thầu được ĐTQM gồm: Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Trung ương Đảng, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Mặc dù số lượng các gói thầu được ĐTQM của 6 bộ, ngành này không nhiều (chỉ từ 1 - 3 gói thầu/1 đơn vị), nhưng đã thể hiện những chuyển biến trong việc triển khai ĐTQM so với năm 2019. Thống kê cho thấy, năm 2019, 6 bộ, ngành nêu trên đều không đáp ứng được chỉ tiêu ĐTQM về cả số lượng gói thầu và tổng giá trị gói thầu được ĐTQM (không đạt tối thiểu 50% về số lượng gói thầu và 15% về tổng giá trị gói thầu ĐTQM theo yêu cầu của Chính phủ).
Kết quả thống kê trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong 2 tháng đầu năm 2020 cũng cho thấy, có 19/37 bộ, ngành có số lượng gói thầu được ĐTQM đạt từ 50% trở lên so với tổng số gói thầu nằm trong phạm vi ĐTQM. Ngoài 6 bộ, ngành nói trên, các bộ, ngành còn lại gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (ĐTQM 28/34 gói thầu, đạt tỷ lệ 82,4%); Bộ Giao thông vận tải (ĐTQM 99/128 gói thầu, đạt tỷ lệ 77,3%); Đài Truyền hình Việt Nam (ĐTQM 52/69 gói thầu, đạt tỷ lệ 75,4%); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (ĐTQM 9/13 gói thầu, đạt tỷ lệ 69,2%); Bộ Công Thương (ĐTQM 25/37 gói thầu, đạt tỷ lệ 67,6%); Bộ Tài nguyên và Môi trường (ĐTQM 22/34 gói thầu, đạt tỷ lệ 64,7%); Bộ Thông tin và Truyền thông (ĐTQM 10/16 gói thầu, đạt tỷ lệ 62,5%); Ủy ban Dân tộc (ĐTQM 3/5 gói thầu, đạt tỷ lệ 60%); Văn phòng Chính phủ (ĐTQM 6/10 gói thầu, đạt tỷ lệ 60%); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ĐTQM 55/92 gói thầu, đạt tỷ lệ 59,8%); Ngân hàng Nhà nước (ĐTQM 18/32 gói thầu, đạt tỷ lệ 56,3%); Bộ Y tế (ĐTQM 86/172 gói thầu, đạt tỷ lệ 50%); Bộ Tư pháp (ĐTQM 1/2 gói thầu, đạt tỷ lệ 50%).
Về phía các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, trong 2 tháng đầu năm 2020, có 4 đơn vị có tỷ lệ số lượng gói thầu được ĐTQM từ 50% trở lên so với tổng số gói thầu nằm trong phạm vi ĐTQM gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (ĐTQM 2.832/3.088 gói thầu, đạt tỷ lệ 91,7%); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (ĐTQM 113/139 gói thầu, đạt tỷ lệ 81,3%); Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (ĐTQM 44/78 gói thầu, đạt tỷ lệ 56,4%); Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (ĐTQM 1/2 gói thầu, đạt tỷ lệ 50%).
Về phía địa phương thì có 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ số lượng gói thầu được ĐTQM chiếm từ 50% trở lên so với tổng số gói thầu nằm trong phạm vi ĐTQM. Theo đó, top 10 địa phương dẫn đầu trong bảng xếp hạng là Thanh Hóa với 130/149 gói thầu được ĐTQM (đạt tỷ lệ 87,2%); Thái Bình với 54/64 gói thầu (đạt tỷ lệ 84,4%); Cà Mau với 42/50 gói thầu (đạt tỷ lệ 84%); Hòa Bình với 41/49 gói thầu (đạt tỷ lệ 83,7%); Sơn La với 161/200 gói thầu (đạt tỷ lệ 80,5%); Bình Phước với 47/60 gói thầu (đạt tỷ lệ 78,3%); Đồng Nai với 28/37 gói thầu (đạt tỷ lệ 75,7%); Hà Nội với 451/618 gói thầu (đạt tỷ lệ 73%); Thừa Thiên Huế với 35/48 gói thầu (đạt tỷ lệ 72,9%); Trà Vinh với 44/63 gói thầu (đạt tỷ lệ 69,8%).