Thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước
Theo kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TPHCM (Viện cấp cao 3), ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Chợ Lớn có nhiều sai phạm nghiêm trọng khi cho Công ty Thiên Phú vay khi tình hình tài chính của Công ty Thiên Phú yếu kém, thua lỗ; không có vốn chủ sở hữu; giải ngân khi chưa có quyết định giao đất; nhận thế chấp đất không đủ điều kiện, vi phạm luật đất đai.
Cơ quan này cũng nhận định, có dấu hiệu thông đồng giữa cán bộ ngân hàng và Công ty Thiên Phú để rút vốn vay ngân hàng: “Thanh tra Chính phủ xác định việc ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Chợ Lớn cho Công ty Thiên Phú vay vốn có dấu hiệu tội phạm... Vi phạm các quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, cần chuyển cho cơ quan điều tra xử lý theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên đến nay, vi phạm này chưa có kết quả xử lý” Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm nêu rõ.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TPHCM (Viện cấp cao 3) xác định: “Nhà nước bị thất thoát số tiền đặc biệt lớn này. Đây là những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, cần phải hủy kết quả bán đấu giá, hủy hợp đồng bán đấu giá tài sản để giải quyết lại”. |
Dù nhận thức được Công ty Thiên Phú mất khả năng thanh toán, dự án Hòa Lân là tài sản cuối cùng được bán để trả nợ, lẽ ra ngân hàng phải lo khắc phục hậu quả, tổ chức định giá, đấu giá khách quan, công bằng, đúng quy định pháp luật để thu hồi tối đa nợ gốc, lãi vay.
Trái lại, ngân hàng chi nhánh Chợ Lớn cùng với Công ty đấu giá Nam Sài Gòn (do chính cán bộ của mình quản lý) định giá, bán đấu giá vi phạm quy định pháp luật, không đảm bảo minh bạch, công bằng, khách quan.
Thanh tra Bộ Tư Pháp kết luận quá trình bán đấu giá Khu dân cư Hòa Lân có nhiều sai phạm. Số tiền bán đấu giá chỉ thu về 1.353 tỷ đồng, ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Chợ Lớn tự ý cho Công ty Kim Oanh là đơn vị trúng đấu giá trả chậm nhiều năm, trái với thông báo và quy chế đấu giá.
Ngoài ra, NN&PTNT chi nhánh Chợ Lớn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, số tiền vay hiện chưa thu được từ Công ty Thiên Phú là hơn 1.200 tỷ đồng: “Nhà nước bị thất thoát số tiền đặc biệt lớn này. Đây là những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, cần phải hủy kết quả bán đấu giá, hủy hợp đồng bán đấu giá tài sản để giải quyết lại", văn bản Viện cấp cao 3 xác định.
Điều mà dư luận đang quan tâm là cần phải các biện pháp để xử lý sai phạm thu hồi tài sản Nhà nước tại dự án Khu dân cư Hòa Lân. |
Sai phạm đã rõ nhưng NN&PTNT chi nhánh Chợ Lớn lại liên tục có những động thái cho Cty Kim Oanh khi ký phụ lục hợp đồng đồng ý cho phía công ty này được giãn thời gian trả tiền lên đến 90 ngày nhưng thực tế đến năm 2019 (tức gần 2 năm trôi qua công ty này vẫn chưa thể trả hết số tiền phải trả).
Sau khi đấu giá, chính Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức, đơn vị cùng tham gia đấu giá, đã có công văn đề nghị phía ngân hàng trả lời về việc chậm thanh toán tiền của Công ty Kim Oanh. Theo đó, nếu đơn vị trúng đấu giá vi phạm tiến độ thanh toán thì yêu cầu các bên thực hiện đúng quy định về việc hủy kết quả bán đấu giá, ngừng triển khai các thủ tục pháp lý có liên quan và tổ chức đấu giá lại để các đơn vị khác có lợi ích liên quan và đủ năng lực thanh toán được có cơ hội tham gia đấu giá dự án lần nữa.
Tuy nhiên, đề nghị này của Thủ Đức House cũng không được phản hồi…, cho đến khi Thanh tra Bộ Tư pháp vào cuộc phát hiện ra những vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong việc đấu giá đất của Công ty Kim Oanh.
Theo các luật sư, Điều 326 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng… xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước….trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị từ các đương sự, người có thẩm quyền vẫn có thể kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Được biết, sau khi nhận được quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 174 của Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp cao tại TPHCM, Công ty Kim Oanh có đơn gửi Viện trưởng Viện Kiểm sát Cấp cao tại TPHCM cho rằng, việc này khiến cho thủ tục xin chấp thuận làm chủ đầu tư Dự Án Hòa Lân bị đình trệ, xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.