Ảnh minh họa: Internet |
Cụ thể, Kế hoạch tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp (DN) vận dụng và phát huy có hiệu quả các ưu đãi của Hiệp định, từ đó tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế tối thiểu các thách thức của Hiệp định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bên cạnh mục tiêu trên, Kế hoạch cũng tập trung hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch hành động; hỗ trợ các cơ quan tổ chức và công chúng nắm được cam kết của Hiệp định, cách thức thực thi trong từng lĩnh vực…
Kế hoạch gồm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 (năm 2019), Bộ Công Thương tập trung hoàn tất các công việc liên quan đến ban hành văn bản pháp luật cần thiết để thực hiện CPTPP; xây dựng các chương trình phát triển thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng và lợi thế của Việt Nam vào các thị trường CPTPP… Giai đoạn 2 (năm 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035) sẽ tiếp tục triển khai các công việc liên quan đến sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật cần thiết để thực hiện Hiệp định; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật phù hợp để hỗ trợ DN và bảo vệ người tiêu dùng…