Ảnh Internet |
Các tổ chức tham gia đấu giá phải đảm bảo một số điều kiện cần thiết, nhằm chọn được những nhà đầu tư có năng lực để thực hiện dự án sau khi trúng đấu giá.
Theo đó, tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án (bao gồm chi phí xây dựng các công trình trên 9 lô đất, chi phí hạ tầng kỹ thuật và đường giao thông kết nối, tiền sử dụng đất) tạm tính khoảng 27.303 tỷ đồng.
Nhà đầu tư có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp.
Không vi phạm quy định pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án khác. Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư tạm tính, tương đương 5.400 tỷ đồng.
Có khả năng huy động vốn (văn bản xác nhận cho vay vốn của ngân hàng, hoặc giấy cam kết cho vay vốn của tổ chức tín dụng trong và ngoài nước) để thực hiện dự án tối thiểu 80% tổng mức đầu tư tạm tính, tương đương 21.600 tỷ đồng.
Có kế hoạch chi tiết, hợp lý trong thực hiện dự án, để hoàn thành trong thời gian không quá 60 tháng kể từ ngày trúng đấu giá...
Sau khi UBND TPHCM phê duyệt danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về năng lực để tham gia đấu giá thì mới tiến hành tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Tổ chức tham gia đấu giá phải nộp khoản tiền đặt trước tương đương 20% giá khởi điểm của 9 lô đất bán đấu giá nêu trên.
Sau khi trúng đấu giá, doanh nghiệp không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bắt buộc phải đầu tư dự án theo quy hoạch đã được duyệt.