Một cơ sở sản xuất của Vinaxuki. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Nguồn Internet |
Các tài sản đảm bảo cần phát mại bao gồm: 2 lò bằng hoàn nguyên luyện Antimon công suất 100 tấn/ngày; 1 lò luyện Antimon công suất 100 tấn/ngày; 1 dây chuyền tuyển quặng Antimon công suất 130 tấn/ngày; máy nghiền bi ướt, máy cấp liệu rung điện tử, máy phân cấp xoắn ốc, máy sàng bàn, máy tuyển từ, máy đập hàm mịn, bộ hàm dự phòng; thiết bị tuyển quặng Antimon, công suất 110 tấn/ngày; 1 dây chuyền tuyển quặng Antimon - tuyển nổi, trọng lực công suất 100 tấn/ngày.
Những tài sản trên đang được đặt tại Thôn 15, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Đây là lần thứ 6 Vietcombank rao bán loạt máy móc thiết bị này. Mức giá khởi điểm đã giảm 455 triệu đồng so với lần đấu giá gần nhất, chỉ còn chưa tới 4,1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Vietcombank còn rao bán lần thứ 3 toàn bộ hệ thống máy luyện Antimon của Vinaxuki tại địa chỉ trên với giá khởi điểm 281 triệu đồng, giảm 100 triệu đồng so với lần đấu giá gần nhất.
Vinaxuki thành lập năm 2004, xây dựng nhà máy tại huyện Mê Linh (Hà Nội) với công suất 20.000 xe/năm. Vinaxuki từng dẫn đầu thị trường trong nước đối với dòng xe tải hạng nhẹ, với tham vọng trở thành nhà sản xuất ô tô “made in Vietnam” đầu tiên.
Nhưng bắt đầu từ năm 2012, Vinaxuki rơi vào tình trạng mất thanh khoản dòng tiền do lỗ 45 tỷ đồng và bị nợ quá hạn ngân hàng. Đến năm 2013, tổng dư nợ của Vinaxuki tại 4 ngân hàng lên đến 940 tỷ đồng. Sau đó, Vinaxuki bị đưa vào nợ xấu nhóm 4 và yêu cầu bàn giao tài sản để ngân hàng bán. Năm 2014, cả 3 nhà máy của Vinaxuki phải ngừng hoạt động, sau đó những tài sản này liên tục được ngân hàng rao bán để thu hồi nợ.