Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet |
Trong đó, có 112 dự án của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ với nhu cầu 3.918,975 tỷ đồng; 162 dự án của Tổng cục Quản lý thị trường với nhu cầu 2.573,460 tỷ đồng; 2 dự án đề xuất xây dựng Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Bắc và phía Nam là 1.320,757 tỷ đồng.
Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư công Bộ Công Thương đăng ký là 3.753,979 tỷ đồng để thực hiện 112 dự án thuộc 7 ngành, lĩnh vực. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Bộ tương đối tốt. Riêng 7 tháng đầu năm 2020, giải ngân vốn đầu tư trong nước đạt 40,95%, cao hơn mức trung bình của cả nước (37,58%), Bộ phấn đấu từ nay tới cuối năm sẽ hoàn thành 100% kế hoạch năm 2020.
Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trong giai đoạn này đã có tác động đến sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành Công Thương nói riêng. Cơ cấu các ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo định hướng tái cơ cấu ngành, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khoáng và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo. Tỷ trọng khu công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng lên theo từng năm, dự báo năm 2020 ước đạt 35,09%, đạt mục tiêu đề ra trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành Công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025 (30 - 35%).
Quy mô xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 162,017 tỷ USD của năm 2015 lên 264,27 tỷ USD năm 2019 và dự kiến đạt 267 tỷ USD năm 2020, gấp 3,6 lần so với năm 2010…