Ảnh Internet |
Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều được ghi nhận tăng mạnh hơn. Yêu cầu sản xuất tăng khiến hoạt động mua hàng tăng mạnh hơn, và từ đó hàng tồn kho trước sản xuất cũng tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, xu hướng nhu cầu hàng hóa tăng cũng đã gây ra áp lực lạm phát mạnh hơn, và đây là mức áp lực cao của thời kỳ 3 tháng.
Chỉ số PMI toàn phần khu vực ASEAN của S&P Global đạt 51,7 điểm trong tháng 5/2024, cao hơn so với mức 51 điểm của tháng 4/2024, cho thấy "sức khỏe" ngành sản xuất ASEAN cải thiện mạnh hơn và liên tục.
Số lượng đơn đặt hàng mới được ghi nhận tăng nhanh hơn trong tháng 5/2024 với tốc độ tăng nhanh nhất trong 13 tháng. Tình trạng tăng tiếp tục xuất phát từ nhu cầu trong nước.
Theo S&P Global, các nhà sản xuất khu vực ASEAN tiếp tục tăng sản lượng của họ. Trên thực tế, sản lượng đã tăng mạnh, và đây là mức tăng đáng kể nhất kể từ tháng 4/2023.
Hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh trong tháng 5/2024. Mức tăng mạnh thứ hai kể từ khi giai đoạn tăng hiện nay bắt đầu vào tháng 11/2023, đã khiến hàng tồn kho trước sản xuất tăng mạnh hơn sau khi nhìn chung không thay đổi trong tháng 4/2024.
Hàng tồn kho thành phẩm tiếp tục giảm. Tốc độ giảm đã nhanh hơn và trở thành mức mạnh nhất trong 1 năm tính đến thời điểm này, cho thấy một số nhà sản xuất quyết định bán trực tiếp hàng tồn kho để đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Về khía cạnh giá cả, gánh nặng chi phí và giá cả đầu ra đã tăng với mức mạnh nhất kể từ tháng 2/2024.
Việc làm đã giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5/2024. Trong khi đó, lượng công việc tồn đọng tăng tháng thứ ba liên tiếp, và mức tăng lần này là đáng kể nhất trong thời gian 1 năm. Dữ liệu chỉ số cho thấy, áp lực sản xuất tăng, và các nhà sản xuất ASEAN đang chật vật giải quyết lượng công việc đang tăng lên, đặc biệt khi việc làm vẫn trong tình trạng suy giảm.
Theo S&P Global, các công ty sản xuất tại ASEAN vẫn lạc quan về các triển vọng tổng thể tăng sản lượng trong năm tới.