Cách đặc nhiệm Anh phản ứng sau vụ khủng bố ở quốc hội

Gần như toàn bộ lực lượng chống khủng bố bí mật của Anh đều phải vào guống hết tốc lực để truy tìm thủ phạm cũng như các mối liên hệ xung quanh y, chỉ vài phút sau khi vụ tấn công bên ngoài tòa nhà quốc hội xảy ra.
Các nhân viên anh ninh bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh sau vụ tấn công. Ảnh:Reuters
Các nhân viên anh ninh bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh sau vụ tấn công. Ảnh:Reuters

Tất cả các điệp viên thuộc lực lượng đặc nhiệm Anh MI6, cơ quan tình báo nội địa MI5 cùng nhiều đơn vị gián điệp Mỹ và trên khắp châu Âu được điều động, theo Mirror.

Một đội đặc nhiệm trực thuộc Bộ chỉ huy Chống khủng bố của cảnh sát tiến hành tìm kiếm bên trong tòa nhà hạ viện, đồng thời giám sát công tác sơ tán Thủ tướng.

Theo Independent, thời điểm kẻ tấn công lao xe gần tòa nhà quốc hội, Thủ tướng Anh Theresa May chỉ cách đó khoảng 40m. Các vệ sĩ có vũ trang lập tức hộ tống bà lên một chiếc xe Jaguar màu bạc rời khỏi hiện trường.

Vài phút sau vụ tấn công, một chiếc trực thăng cao tốc Chinook trực thuộc Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đóng tại Hampshire nhận được tín hiệu cảnh báo sẵn sàng cất cánh để đưa Thủ tướng khỏi thủ đô London nhằm đề phòng một cuộc tấn công khác xảy ra.

Đoàn xe chở thủ tướng Anh rời khỏi quốc hội

Đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) cắt cử 20 chuyên gia tới Bộ Chỉ huy Chống khủng bố và điều động một lực lượng phản ứng tức thì xung quanh London.

Bên trong dinh thủ tướng số 10 phố Downing, một quan chức quân sự cấp cao chịu trách nhiệm kết nối tất cả các đơn vị kể trên.

Trong khi đó, trụ sở MI5 ở London, cách hiện trường không xa, bị phong tỏa hoàn toàn. Không ai có thể vào nơi này ngoại trừ các nhân viên tình báo. Một đường dây nóng kết nối giữa cảnh sát và trụ sở MI5 được thiết lập.

Mặt khác, một nhóm bao gồm các chuyên gia MI5 cũng được điều tới Bộ Chỉ huy Chống khủng bố để phân tích, đánh giá, tra cứu tài liệu nhằm xác định danh tính cùng tiểu sử kẻ tấn công.

Nhà chức trách còn dựng một phòng chiến dịch, nơi các nhân viên tình báo theo dõi mọi liên lạc đến và đi của mục tiêu khủng bố, điện thoại, hệ thống email cùng những ứng dụng Internet khác.

Nghi phạm trong vụ tấn công khủng bố ở London. Ảnh:Sky News

Trong những trường hợp tương tự, sau vụ tấn công, các nhân viên MI5 thường làm việc xuyên đêm, triển khai các đội giám sát, phân tích tình huống để đánh giá tình hình cũng như theo sát các mục tiêu nhằm ngăn chặn những sự việc tương tự xảy ra trong tương lai.

Sau đấy, đội giám sát và các quan chức tình báo trên khắp nước Anh tái đánh giá chiến dịch và đảm bảo rằng họ không bỏ qua bất kỳ mối liên hệ nào với bên ngoài của kẻ sát nhân.

Tại Trụ sở Liên lạc Chính phủ Anh (GCHQ), nhân viên ở đây cũng được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ. Họ phải tìm kiếm, theo dõi các liên lạc giữa những phần tử cực đoan toàn cầu để xem liệu chúng có đặt ra thách thức tình bào náo mới hay không.

Các liên lạc viên trực thuộc GCHQ và MI5 cùng lúc gọi đến những số điện thoại khác nhau tại Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ và nhiều cơ quan tình báo phương tây khác để trao đổi thông tin. 

Tin cùng chuyên mục