Cát san lấp bị đội giá, nhà thầu xây dựng đối mặt rủi ro

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bên cạnh vai trò là nhà thầu chuyên thi công trong lĩnh vực xây lắp dân dụng, giao thông, hạ tầng..., Công ty TNHH Xây dựng Việt Tiến còn được biết đến là nhà đầu tư dự án sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong bối cảnh hiện tại, quá trình thực hiện các dự án, công trình gặp không ít khó khăn cần tháo gỡ, trong đó, rủi ro lớn nhất đến từ đơn giá vật liệu san lấp.

Ông Nguyễn Văn Lành, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Việt Tiến (Quảng Bình)

Trên địa bàn Quảng Bình nói riêng, trong khi giá nhiều mặt hàng nguyên vật liệu đã được bình ổn, thì giá cát san lấp vẫn tiếp tục neo cao. Khi tổ chức đấu thầu các dự án, giá vật liệu đất đắp thường được quy định trong hồ sơ mời thầu theo định mức tính toán của Nhà nước, chi phí này đã bao gồm chi phí vận chuyển, lệ phí tài nguyên... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giá mà nhà thầu chi trả tại thời điểm thi công thường tăng lên rất nhiều so với định mức được quy định tại dự toán. Đơn cử tại huyện Quảng Trạch, giá cát xây dựng trong báo giá của Liên sở Tài chính - Xây dựng khoảng hơn 60.000 đồng/m3, giá mua thực tế lên đến 100.000 - 120.000 đồng/m3. Ở một số địa phương khác như TP. Đồng Hới, mức tăng thấp hơn, dao động ở khoảng 20 - 30% so với báo giá của Liên sở... Việc phát sinh chi phí tăng thêm này chủ yếu xuất phát từ chi phí trung gian do khan hiếm về trữ lượng, số lượng mỏ.

Để tạo thuận lợi cho hoạt động xây dựng, cần rà soát, rút ngắn thời gian cấp phép, đơn giản hóa thủ tục hành chính cấp phép khai thác vật liệu san lấp, bỏ bớt các thủ tục không cần thiết để thống nhất quy định về cấp giấy phép khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp sao cho vẫn bảo đảm việc đánh giá trữ lượng, chất lượng, bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn khai thác. Địa phương cần tăng cường chủ động quy hoạch, cấp phép khai thác mỏ nhằm tháo gỡ nguồn cung vật liệu, gỡ khó cho nhà thầu xây dựng nói chung.

Tin cùng chuyên mục