Ảnh Internet |
Khoản nợ treo càng trở nên lớn hơn khi các quốc gia nghèo nhất tăng nợ trong thập kỷ qua với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế khác.
Nợ nước ngoài của các nền kinh tế đang phát triển đã tăng gấp đôi lên 9.000 tỷ USD; trong khi đó, khoản nợ của các quốc gia điều kiện vay từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) - tổ chức của WB được thành lập để giúp đỡ các nước nghèo nhất - tăng gần gấp ba lên 1.000 tỷ USD trong cùng giai đoạn.
Cuối năm ngoái, số tiền thanh toán nợ nước ngoài ở các quốc gia đủ điều kiện nhận vốn từ IDA đạt 46,2 tỷ USD, chiếm khoảng 10,3% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia này. Trong năm 2010, con số này chỉ là 3,2%.
"Cuộc khủng hoảng nợ mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt ngày càng trầm trọng. Cần có một cách tiếp cận toàn diện để giảm nợ, tăng tính minh bạch và tạo điều kiện tái cơ cấu nhanh hơn", Chủ tịch WB David Malpass cho biết.
Kế hoạch để giảm bớt các khoản thanh toán nợ không phải là mới. Vào năm 2020, sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI) đã được thành lập sau khi tác động của Covid-19 làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu. DSSI cho phép 48 quốc gia hoãn thanh toán khoản nợ trị giá 8,9 tỷ USD cho đến năm 2021.
Tuy nhiên, theo báo cáo của WB, đó chỉ là một phần nhỏ trong khoản nợ 99 tỷ USD mà các quốc gia tham gia đã trả.
Các khoản thanh toán nợ công của các nước nghèo nhất thế giới sẽ tăng 35% trong năm nay từ năm 2021 lên khoảng 62 tỷ USD, trong khi các khoản thanh toán trong hai năm tới dự kiến sẽ vẫn ở mức cao, một phần do lãi suất tăng và đồng tiền suy yếu.
WB cũng cho biết, nhu cầu cấp thiết phải minh bạch hơn về nợ để giúp các quốc gia quản lý rủi ro và tăng tốc độ xử lý nợ khi cần thiết. Tuy nhiên, Hệ thống báo cáo nợ (DRS) của WB đã cho thấy có những lỗ hổng đáng kể trong việc vay vốn của các doanh nghiệp nhà nước.
Vào cuối năm 2021, 61% nợ công và nợ được chính phủ bảo lãnh của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình là của các chủ nợ tư nhân, tăng từ mức 46% vào năm 2010.
Đối với các quốc gia đủ điều kiện nhận IDA, tỷ lệ chủ nợ tư nhân đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2010 lên 21% vào năm 2021 trong khi tỷ lệ nợ nước ngoài trên tổng thu nhập quốc gia (GNI) tăng từ 20% lên 36,2% trong cùng kỳ.