Chiến tranh về giá không thể thắng, OPEC tính “đình chiến” với dầu đá phiến

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có lẽ cần một chuyên gia tư vấn “tình cảm” để giải quyết mối quan hệ bất hòa hiện nay.
Abdalla Salem El-Badri, Tổng thư ký OPEC
Abdalla Salem El-Badri, Tổng thư ký OPEC

Sau khi phớt lờ đối thủ, rồi tới lo lắng và tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá, hiện tại OPEC kết luận rằng không biết còn cách nào để có thể cùng tồn tại với các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.

“Dầu đá phiến tại Hoa Kỳ, tôi không biết làm sao để chúng tôi có thể cùng tồn tại với nhau”, Abdalla Salem El-Badri, Tổng thư ký OPEC đã trả lời như vậy sau khi gặp gỡ với những người đứng đầu ngành công nghiệp dầu đá phiến tại Texas và Bắc Dakota.

Theo El-Badri, OPEC, tổ chức sở hữu khoảng 40% lượng sản phẩm dầu mỏ trên toàn cầu, chưa từng phải đối mặt với nguồn cung nào có thể thay đổi để thích ứng với mức giá mới nhanh như dầu đá phiến từ Mỹ.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trong ngày hôm qua đã cung cấp thêm cho OPEC một lý do để lo lắng về dầu đá phiến, khi cho biết, sản lượng dầu thô từ Mỹ, mà dầu đá phiến góp phần lớn, sẽ tăng thêm 1,3 triệu thùng mỗi ngày từ năm 2015 tới năm 2021, bất chấp việc giá dầu giảm. Trong khi, sản lượng dầu đá phiến được cho là sẽ hồi phục trở lại 600.000 thùng mỗi ngày trong năm nay, 200.000 thùng/ngày trong năm 2017 và tăng trưởng hơn nữa kể từ năm 2018.

Trước mối lo của OPEC, John Hess, CEO của một trong những công ty sản xuất dầu đá phiến lớn tại Dakota cho rằng, dầu đá phiến khó lòng thích ứng nhanh với mức giá mới như mối lo ngại của OPEC. Họ còn phải chuẩn bị cho các công việc hậu cần liên quan tới việc đưa các công nhân trở lại làm việc, tiến hành khai thác và bắt đầu tăng trưởng sản xuất, bên cạnh những khó khăn tài chính hiện tại.

OPEC đã tạo nên cuộc chiến tranh về giá nhằm chống lại dầu đá phiến của Mỹ, các nhà sản xuất dầu thô với mức giá cao khác bao gồm dầu cát của Canada và các giếng dầu ở vùng nước sâu tại Brazil bằng cách không cắt giảm sản lượng bất chấp tình trạng dư cung trên thị trường. Kể từ tháng 11/2014, giá dầu đã sụt giảm hơn một nửa, chạm mức thấp nhất 12 năm vào khoảng 26 USD/thùng vào 11/2/2015.

Tin cùng chuyên mục