Còn tình trạng nhà thầu lợi dụng kiến nghị, gây ảnh hưởng tiến độ đấu thầu

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tại Khoản 33 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định “Kiến nghị là việc nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và những vấn đề liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng”.
Bà Phạm Thị Thúy Hà, Trưởng ban Đấu thầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Bà Phạm Thị Thúy Hà, Trưởng ban Đấu thầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tuy nhiên, thực tế đã xảy ra việc nhà thầu lợi dụng quy định về kiến nghị trong đấu thầu để gửi ý kiến đối với các gói thầu mình “không tham dự thầu” hoặc “kiến nghị nội dung không liên quan đến quyền, lợi ích của mình”. Các nội dung kiến nghị không chính xác được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền giải quyết kiến nghị theo quy định làm ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu lực và hiệu quả của công tác đấu thầu.

Gần đây nhất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phải xử lý kiến nghị của một nhà thầu suốt sáu tháng. Họ kiến nghị liên tục lên nhiều cơ quan nhà nước, Tập đoàn đã phải nhiều lần có văn bản trả lời. Tuy nhiên, đến lần cuối cùng thì Nhà thầu có văn bản nói rằng những văn bản kiến nghị trước với tên của Nhà thầu là giả mạo.

Chúng tôi đề xuất đi đôi với quyền kiến nghị, cần bổ sung quy định về trách nhiệm, các chế tài xử lý đối với các chủ thể thực hiện kiến nghị trong đấu thầu mà không chứng minh được mục đích là do “quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng”. Đồng thời, quy định rõ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc yêu cầu người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu liên quan giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Bổ sung các cơ chế về giải quyết kiến nghị trong đấu thầu, đưa cụ thể vào hồ sơ mời thầu (HSMT), nhà thầu nếu không có ý kiến đối với nội dung này trong HSMT thì được coi là thừa nhận và tuân thủ các quy định về giải quyết kiến nghị trong HSMT.

Tin cùng chuyên mục