Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet |
Lý do là theo cam kết mở cửa thị trường của EVFTA, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối. Điều này khiến các doanh nghiệp lớn của các quốc gia thành viên EU đẩy mạnh đầu tư vào ngành phân phối, bán lẻ của Việt Nam. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam lĩnh vực này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế. Hiện Việt Nam chỉ có một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này như Saigon Co.op, VinCommerce, Thegioididong, Bách hóa Xanh, Satra, BRG Retail… đủ năng lực để cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam.
Do vậy, tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối nước ngoài đã gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa. Nhiều hàng hóa sản xuất trong nước bị suy giảm thị phần, đặc biệt đối với phân khúc khách hàng cao cấp thiếu vắng thương hiệu Việt Nam. Các doanh nghiệp lớn của nước ngoài liên tục gia tăng thị phần và dự báo nhiều khả năng sẽ tăng với tốc độ rất nhanh trong thời gian tới.
Thời gian qua, dòng vốn nước ngoài liên tục được rót vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như Lotte, Central Group, Aeon, Circle K, K Mart, Auchan, Family Mart… đã hiện diện tại Việt Nam.