Thiết bị đo tốc độ giúp trưởng tàu, phó tàu phụ trách an toàn trong việc giám sát tốc độ đoàn tàu được gắn trong khoang lái.
Ông Đường Hồng cho biết, khó khăn của dự án là các hạng mục cuối nhỏ và phức tạp nên ít nhà thầu muốn thi công; việc lắp đặt và kiểm tra thiết bị cấp thoát nước, điện, phòng cháy chữa cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng địa phương.
Tổng thầu Trung Quốc kiến nghị mỗi cơ quan trên cần lập một phòng ban chuyên trách về đường sắt đô thị; thuê công ty tư vấn hỗ trợ việc vận hành dự án sau khi Tổng thầu bàn giao.
Nhóm nữ công nhân bốc vác vật liệu lên tàu chở hàng để chuyển vào thi công các công trình hạ tầng Khu nhà ga đầu mối.
Một công nhân đang lắp đặt hệ thống điện trên đường ra ở khu ga đầu mối (depot).
Nhiều đoàn tàu đã vào đỗ ở các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
Theo kế hoạch của Tổng thầu, việc thi công xây dựng và lắp đặt, căn chỉnh thiết bị trên tuyến cơ bản hoàn thành vào cuối tháng 4; cuối tháng 5 tiến hành đóng điện. Ngày 15/6, nhà thầu vận hành kỹ thuật, cuối năm hoàn công, bàn giao dự án.
Hệ thống ray chuyển làn cho tàu tại nhà ga Cát Linh đã được thi công xong.
Tại cuộc họp với các bên, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ đã báo cáo Thủ tướng về việc dự án sẽ đưa vào khai thác cuối năm 2018, chậm 11 tháng so với báo cáo trước đó.
Nguyên nhân dự án chậm là thủ tục giải ngân khoản vay 250 triệu USD phía Trung Quốc bị chậm. Thời gian bảo hành tuyến đường sắt này sẽ kéo dài đến năm 2021.
Hệ thống đường ray của Khu depot đã được lắp đặt xong, xung quanh đó một số hạng mục xây dựng đang được hoàn thiện.
Theo ông Đường Hồng, "phía Việt Nam chưa có chuẩn bị gì sau khi tiếp nhận dự án nên tôi lo lắng rằng dù bàn giao cho đơn vị khai thác thì tàu chưa vận hành được ngay". Tuy nhiên, thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Hà Nội đã tuyển dụng và đào tạo 600 lao động để chuẩn bị vận hành tuyến đường sắt.