Ảnh minh họa. |
Giá dầu thô Mỹ giao tháng Ba giảm 1,75USD, tương ứng 5,9%, xuống 27,94USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange. Trong 7 phiên vừa qua, giá dầu giảm 6 phiên, mất gần 16%.
Diễn biến giá dầu thô Mỹ trong phiên. Nguồn: Finviz
Giá dầu Brent giao tháng Tư giảm 2,56USD, tương đương 7,8%, xuống 30,32USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe. Đây là phiên giảm thứ tư liên tiếp.
Diễn biến giá dầu thô Brent trong phiên. Nguồn: Finviz
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán giá dầu thô có thể giảm sâu hơn khi tình trạng thừa cung toàn cầu thêm trầm trọng trong tháng 1/2016. Nguyên nhân là do sản lượng dầu thô của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếp tục tăng.
EIA dự báo trữ lượng dầu dự trữ toàn cầu có thể tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày trong quý I/2016, ghìm giá dầu Brent dưới ngưỡng 40USD/thùng đến tháng 8/2016.
Trong năm 2016, giá dầu thô Mỹ được dự đoán đạt bình quân 37,59USD/thùng so với 38,54USD/thùng dự báo trước đó. Giá dầu Brent đạt 37,52USD/thùng so với dự báo trước đó tại 40,15USD/thùng.
Còn theo báo cáo của Viện Dầu mỏ Mỹ, lượng dầu lưu kho của Mỹ tăng 2,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 5/2. Nguồn cung xăng tăng 3,1 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất tăng 1,7 triệu thùng.
Đầu tuần, thị trường hy vọng về một thỏa thuận giữa hai nước sản xuất dầu lớn là Arab Saudi và Venezuela để hỗ trợ giá cả. Tuy nhiên các cuộc gặp không mang lại kết quả khả quan.
Commerzbank cho rằng khó có khả năng về một cái bắt tay giữa các ông lớn trong OPEC, vì lợi ích và động cơ của các nước quá khác nhau. Do đó, chỉ có thể là các nước ngoài OPEC quyết định giảm sản lượng, ví dụ như Mỹ.