Ảnh: Internet |
Các dịch vụ này bao gồm khởi chạy một hệ thống thanh toán trực tuyến cho phép nhà cung cấp chấp nhận thanh toán kỹ thuật số của Grab - GrabPay. Công ty cũng có kế hoạch cung cấp dịch vụ thanh toán tín dụng trả sau, trong đó người dùng sử dụng các sản phẩm của Công ty như gọi xe, giao đồ ăn và trả tổng số tiền vào cuối mỗi tháng mà không phát sinh thêm chi phí.
Dịch vụ tín dụng này sẽ được triển khai tại Singapore trước khi mở rộng sang các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, lựa chọn mua hàng và thanh toán theo từng đợt thông qua Grab Financial cũng đang được Công ty lên kế hoạch thực hiện.
Ngoài ra, Grab cho biết hãng sẽ ra mắt nền tảng bảo hiểm trực tuyến vào tháng 4 cho các doanh nhân, sau khi đạt được thỏa thuận liên danh với Công ty Bảo hiểm Zhong An của Trung Quốc hồi đầu năm nay. Năm ngoái, Grab đã hợp tác với công ty dịch vụ tài chính Nhật Bản Credit Saison để cung cấp dịch vụ cho vay tại khu vực Đông Nam Á.
Một loạt sản phẩm tài chính của Grab đang hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á, những doanh nghiệp thường xuyên phải vật lộn để vay vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Các công ty nhỏ cũng phải tranh giành để có được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư bởi họ thường bị đánh giá có mức rủi ro cao.
“Chúng tôi đã trải qua những khó khăn đó. Tôi đã triển khai 4 dự án tại Grab và một trong những dự án đó tôi đã phải gõ cửa 20 ngân hàng để vay vốn”, Giám đốc điều hành cấp cao của Grab, ông Reuben Lai, cho hay.
Với khoảng 640 triệu dân, trong đó lượng lớn chưa có tài khoản ngân hàng, Đông Nam Á đang trở thành “chiến trường” của các hãng công nghệ tài chính (fintech) như Grab, Go-Jek, Sea, Ant Financial của Alibaba, và gã khổng lồ công nghệ Tencent.