Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ tiêu chí và thứ tự ưu tiên lựa chọn để các bộ, ngành, địa phương chủ động sắp xếp nguồn vốn. Ảnh: Lê Tiên |
Về dự phòng KHĐTTH vốn ngân sách trung ương (bao gồm vốn ODA và TPCP) tại các bộ, ngành, địa phương (đã được Thủ tướng Chính phủ giao KHĐTTH), nguyên tắc sử dụng được nhấn mạnh là phải phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP, các nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đối với nguồn vốn nước ngoài (vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài) chỉ đề xuất sử dụng dự phòng tại bộ, ngành, địa phương cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư sau khi đã thực hiện điều chuyển nội bộ giữa các dự án trong phạm vi 90% số vốn nước ngoài, nguồn NSTW đã được Thủ tướng giao chi tiết.
Bộ KH&ĐT cũng nêu rõ tiêu chí và thứ tự ưu tiên lựa chọn để các bộ, ngành, địa phương chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án trong khuôn khổ số vốn dự phòng KHĐTTH của bộ, ngành và địa phương mình, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền có ý kiến.
Các bộ, ngành và địa phương cập nhật phương án điều chỉnh, bổ sung trên Hệ thống thông tin về đầu tư công (https://dautucong.mpi.gov.vn) theo đúng hướng dẫn. Thời gian hoàn thành trước ngày 10/10/2018 (trừ dự án mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định).
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng dự phòng KHĐTTH đối với vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư (nếu có), báo cáo HĐND cấp tỉnh quyết định.