Ảnh Internet |
Tuy nhiên, IMF cho rằng, giá nhà ở tăng mạnh và tình trạng thiếu hụt nguồn cung đầu vào kéo dài ở các nước phát triển và đang phát triển, đồng thời áp lực về giá lương thực, thực phẩm và sự mất giá tiền tệ ở các thị trường mới nổi có thể khiến lạm phát tăng cao hơn.
Theo IMF, lạm phát chủ yếu gần đây được thúc đẩy bởi nhu cầu bị dồn nén, giá cả hàng hóa tăng nhanh, sự thiếu hụt đầu vào và gián đoạn chuỗi cung ứng. Giá lương thực toàn cầu tăng 40% kể từ khi đại dịch bắt đầu đã ảnh hưởng mạnh đến các nước thu nhập thấp. Tiền lương đã tăng đáng kể trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, chẳng hạn như giải trí, khách sạn và bán lẻ ở một số nước phát triển, bao gồm Mỹ.
IMF cho biết, dự báo về lạm phát có xu hướng được duy trì tốt ở các quốc gia nơi các ngân hàng trung ương độc lập có chính sách tiền tệ đáng tin cậy và được truyền đạt thông tin tốt. Tăng tốc lạm phát, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi, thường đi kèm với việc tỷ giá hối đoái mất giá mạnh.