[Infographic] Đầu tư 1.000 USD sau 5 năm trên sàn chứng khoán thu về được bao nhiêu?

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Đồ họa dưới đây thể hiện sự thay đổi về giá trị của khoản đầu tư 1.000 USD vào các chỉ số chứng khoán hàng đầu trên khắp thế giới, theo dữ liệu từ Investing.com trong khoảng thời gian 5 năm, từ tháng 4/2019 - 4/2024.
Nguồn: VisualCapitalist

Nguồn: VisualCapitalist

Xét về tốc độ tăng trưởng thị trường chứng khoán theo quốc gia, Ấn Độ (đại diện là NIFTY 50) đã vượt qua cả Mỹ và Nhật Bản một cách ấn tượng.

NIFTY 50 là chỉ số của 50 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất tại Ấn Độ và được giao dịch nhiều nhất. Tương tự như S&P 500, NIFTY 50 đại diện cho nhiều ngành công nghiệp và đóng vai trò là thước đo để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Ấn Độ.

Năm 2023, thị trường chứng khoán Ấn Độ chứng kiến nhiều kỷ lục bị phá vỡ. Theo đó, tổng vốn hóa thị trường lần đầu tiên vượt qua 4 nghìn tỷ USD, trong khi các quỹ ETF tập trung vào Ấn Độ đã thu hút dòng vốn ròng 8,6 tỷ USD trong năm 2023.

Động lực chính cho sự tăng trưởng này là tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng của Ấn Độ. Theo báo cáo của Morgan Stanley, "sự thay đổi chỉ xảy ra một lần trong thế hệ" này sẽ giúp Ấn Độ trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ ba toàn cầu vào năm 2030, có lẽ chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.

Ngoài Ấn Độ, chứng khoán Nhật Bản (đại diện là Nikkei 225) hoạt động tốt hơn một chút so với S&P 500 trong 5 năm qua. Chỉ số này đại diện cho 225 công ty hàng đầu niên yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo, gần đây đã lập kỷ lục mới lần đầu tiên kể từ năm 1989. Các công ty Nhật Bản đã báo cáo thu nhập khả quan, một phần nhờ đồng Yên yếu, điều này mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của nước này.

Tin cùng chuyên mục