Khoa học và công nghệ là đòn bẩy tái cơ cấu kinh tế. Ảnh Internet |
Thủ tướng yêu cầu sắp xếp, bố trí hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ công lập gắn với chuyển đổi mô hình hoạt động, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các tổ chức khoa học và công nghệngoài công lập, gắn hoạt động khoa học và công nghệ với hoạt động sản xuất kinh doanh; cơ cấu lại các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gắn với việc phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của các sản phẩm; với yêu cầu phát triển sản xuất của các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Đề án đặt ra mục tiêu tái cơ cấu ngành khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực nội sinh của ngành, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ, tập trung ưu tiên một số lĩnh vực có thế mạnh; có thứ hạng cao trên thế giới ở một số lĩnh vực như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học trong y tế và nông nghiệp, công nghệ vật liệu mới; ứng dụng và phát triển các công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới, tiềm lực khoa học và công nghệđáp ứng yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Cụ thể, đến năm 2020, thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) hoạt động khoa học và công nghệđóng góp khoảng 30% - 35% tăng trưởng kinh tế; giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ lệ đổi mới công nghệ, thiết bị tăng trung bình 20%/năm, giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ tăng trung bình 15%/năm. Đạt trình độ nhóm có thứ hạng khá trên thế giới về chỉ số đổi mới sáng tạo.