10 tháng năm 2019, thị trường Mỹ chỉ chiếm khoảng 6,5% tổng lượng xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam, giảm sút so với cùng kỳ năm 2018. Ảnh: Lê Tiên |
Gia công đơn giản, bị áp thuế “khủng”
Ngày 16/12/2019, DOC quyết định áp thuế cao nhất ở mức 456% lên một số sản phẩm thép được sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan sau đó nhập về Việt Nam để gia công trước khi xuất khẩu sang Mỹ dưới dạng thép không gỉ và thép cán nguội. Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ sẽ tiếp tục thu tiền đặt cọc của các lô hàng thép không gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam nhưng sử dụng thép nền từ Hàn Quốc, Đài Loan. Thuế này cũng được áp dụng với những lô hàng nhập về nhưng chưa được thanh lý kể từ ngày 2/8/2018, thời điểm Mỹ bắt đầu điều tra vụ việc.
Theo quyết định này, DOC xác định các sản phẩm thép không gỉ và thép cán nguội được sản xuất ở Việt Nam đã sử dụng chất nền có xuất xứ từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan, qua công đoạn gia công đơn giản rồi xuất khẩu sang Mỹ để trốn thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ kim ngạch xuất khẩu 2 sản phẩm thép trên từ Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn điều tra.
Điều này có nghĩa là những DN nào mua nguyên liệu của các thị trường trên về gia công xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải chịu mức thuế 456% khi vào Mỹ.
Doanh nghiệp thép Việt chịu tác động ra sao?
Theo ông Nguyên, ngay khi Mỹ khởi xướng điều tra vụ việc này, VSA đã có khuyến cáo với các DN sản xuất thép thuộc Hiệp hội về việc sử dụng nguyên liệu sản xuất. Trước khuyến cáo từ VSA, đến nay, các DN sản xuất thép thuộc Hiệp hội không sử dụng nguyên liệu từ thị trường Hàn Quốc và Đài Loan. Hiện chỉ còn một số ít DN ngoài Hiệp hội bị áp mức thuế trên.
Về tình hình xuất khẩu thép, VSA cho hay, tính đến ngày 31/10/2019, Việt Nam xuất khẩu 5,3 triệu tấn thép thành phẩm. Thị trường Mỹ chỉ chiếm khoảng 6,5% tổng lượng xuất khẩu, giảm sút so với cùng kỳ năm 2018.
Như vậy, theo lãnh đạo VSA, việc Mỹ quyết định áp mức thuế lên đến 456% với thép Việt Nam có xuất xứ Hàn Quốc, Đài Loan sẽ không tác động nhiều lên các DN thép Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng lo là việc áp thuế cao sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các DN Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. “Trước đây, khi các DN xuất khẩu thép sử dụng nguyên liệu từ thị trường Đài Loan, Hàn Quốc thì có lợi thế về chi phí, nhưng nay phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nguyên liệu nhập khẩu thì nhiều khả năng chi phí sẽ cao hơn, làm giảm tính cạnh tranh khi vào thị trường Mỹ”, ông Nguyên nhìn nhận.
Trước khó khăn trên, để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thép, VSA khuyến nghị DN sản xuất thép cần nắm bắt đầy đủ thông tin về các thị trường đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá để tránh nhập khẩu nguyên liệu từ quốc gia đó nhằm giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời, DN cần nhận thức rõ về sự cần thiết của việc làm ăn nghiêm túc để đẩy mạnh xuất khẩu tới các thị trường lớn. Mặt khác, các DN cũng cần đa dạng thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu nguyên liệu, tránh phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương cũng cảnh báo, khuyến nghị các DN nghiên cứu, đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Đặc biệt là chuyển sang sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc các nguồn khác.