Nên áp dụng nhiều cơ chế đặc thù để gỡ khó trong thi công đường cao tốc

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Để tiếp tục phát triển mạng lưới đường cao tốc, đảm bảo tính liên thông và đạt mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra thì cần phải triển khai đồng thời nhiều cơ chế, chính sách riêng, phù hợp với thực tiễn để tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu thi công, triển khai dự án nhanh, gọn, tạo đà đột phá phát triển về hạ tầng.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ

Thực tiễn cho thấy, việc triển khai các dự án cao tốc có sức ép lớn về tiến độ nhưng lại bị cản trở bởi nhiều yếu tố như vướng giải phóng mặt bằng, thiếu hụt vật liệu đất đắp, chính quyền địa phương quản lý không chặt nên xảy ra tình trạng găm giá, ép giá vật liệu xây dựng, gây khó khăn cho nhà thầu thi công.

Có 3 nhóm vấn đề lớn về chính sách cần phải điều chỉnh để đẩy nhanh tiến độ cho các dự án đường cao tốc thời gian tới là phân cấp, phân quyền cho địa phương để địa phương chủ động và chịu trách nhiệm xử lý, giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; có cơ chế riêng về chỉ định nhà thầu thực hiện và cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù về nguồn vật liệu (đất đắp, mỏ cát, sỏi lòng sông…) phục vụ thi công cao tốc.

Bên cạnh đó, để triển khai nhanh gọn các tuyến đường cao tốc cần có cơ chế nguồn vốn đầu tư cho các dự án, nên được phép sử dụng linh hoạt nguồn vốn của ngân sách trung ương và địa phương để đảm bảo đủ nguồn lực đầu tư liên tục cho dự án. Chính phủ có thể phát hành trái phiếu để các địa phương vay lại nhằm bổ sung nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu tiến độ giải ngân cho dự án cao tốc; tăng tổng mức đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn vốn dự kiến tạm thu của các địa phương cho các dự án cao tốc... và các địa phương chịu trách nhiệm cân đối nguồn thu ngân sách địa phương để hoàn trả cho Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục