Nga cố gắng huy động vốn trên thị trường quốc tế

Nga đang thăm dò khả năng phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu kể từ khi chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây. Đây là dấu hiệu cho thấy Điện Kremlin muốn tìm thêm nguồn thu khi kinh tế suy thoái năm thứ hai liên tiếp.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Theo CNBC và tờ Financial Times, Nga đang tìm hiểu khả năng phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên kể từ sau khi căng thẳng ở Ukraine khiến nước này chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Bộ Tài chính Nga thông báo họ đã tiếp cận 25 ngân hàng đầu tư phương Tây và các nhà băng lớn của Nga như Sberbank, VTB và Gazprombank về khả năng phát hành trái phiếu.

Đợt trái phiếu 7 tỉ USD trong năm 2013 là lần cuối cùng nước Nga huy động vốn trên thị trường quốc tế. Năm nay, lượng trái phiếu bán ra có thể sẽ thấp hơn. Giám đốc điều hành tại một trong những ngân hàng được liên lạc cho biết Bộ Tài chính Nga muốn huy động 3 tỉ EUR. Một nhân viên ngân hàng châu Âu cho hay Nga có thể tìm kiếm điểm chuẩn nợ 10 năm.

Chuyện Nga phát hành trái phiếu châu Âu trong năm nay, nếu có, sẽ đánh dấu việc lần đầu tiên nước này cố gắng truy cập thị trường vốn quốc tế kể từ sau khi bị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các lệnh trừng phạt vào năm 2014.

Dù các biện pháp trừng phạt tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp lớn như ngân hàng Sberbank, VTB hay công ty dầu khí Rosneft, giới đầu tư nhìn chung cũng đã cẩn trọng hơn với Nga. Ngân hàng Barclays và Royal Bank of Scotland đóng cửa hoàn toàn tại thủ đô Moscow.

Viktor Szabo, quản lý đầu tư tại hãng Aberdeen Asset Management, cho biết: “Trái phiếu Nga đã khởi sắc trong những tháng gần đây khi các nhà đầu tư tự hỏi về khả năng các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga được dỡ bỏ. Nga bây giờ có thể trở lại thị trường với trái phiếu trả lợi suất thấp hơn hồi năm 2013”.

Trái phiếu Nga được ghi bằng đồng đô la đáo hạn năm 2023 hiện cho lợi suất 4,53%, giảm từ mức 4,9% trong tháng 9.2013. Hiện tại, Nga đang cần nguồn thu mới lấp đầy lỗ hổng ngân sách gây ra bởi đợt sụt giảm giá dầu lớn và kéo dài. Các bộ trưởng đã yêu cầu cắt giảm 10% chi tiêu còn chính phủ đang xem xét chương trình tư nhân hóa đối với một số công ty nhà nước như Rosneft hay Aeroflot. 

Tin cùng chuyên mục