Ảnh Internet |
Trang Q&A này có tên gọi “Chúng ta hãy suy nghĩ về tiền số” được phát hành trên một trang web giáo dục tài chính do BoJ điều hành. Với mục tiêu hướng tới gia tăng nhận thức của người dân về tiền số, trang Q&A bao gồm các câu hỏi như: liệu tiền số có thể được coi là tiền, dù bạn có thể kiếm được lợi nhuận? hay liệu có khả năng chúng sẽ bị đánh cắp lần nữa hay không?
Trong khi Bitcoin vừa khép lại một quý giao dịch tồi tệ, việc BoJ nâng cao nhận thức về rủi ro tiền số có thể sẽ khiến thị trường tiền số tại Nhật Bản khó có thể tăng mạnh như trước đây. Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda trước đó cũng đã bày tỏ sự e ngại về tiền số. Tháng trước, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G20 cũng đã đưa ra cảnh báo về việc tiền số có thể gây bất ổn cho thị trường tài chính.
Trang Q&A của BoJ đưa ra một cái nhìn cơ bản về tiền số, bao gồm giải thích sự khác biệt giữa tiền số và tiền tệ truyền thống, và đặc biệt lưu ý rằng tiền số không được bất kỳ ngân hàng trung ương nào đứng ra bảo đảm. Ngoài ra, trang Q&A này cũng giải thích cặn kẽ vì sao chúng ta không nhất thiết phải kiếm lợi nhuận bằng cách đầu tư vào loại tài sản này.
Theo BoJ, các đồng tiền số vẫn chưa thực sự hoàn thành mục đích của những người sáng tạo ra chúng. Song ngân hàng này cũng thừa nhận, nếu công nghệ đủ phát triển, tiền số có thể tạo ra một hệ thống mới giúp cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân.