Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận (Bộ Giao thông vận tải) |
Về chủ quan, các nhà thầu chưa xác định hết được khó khăn trong bước dự thầu, dẫn đến xây dựng đơn giá dự thầu chưa phù hợp (một số hạng mục có đơn giá hoàn thiện thấp hơn đơn giá vật liệu đầu vào, đặc biệt là cát nền đường). Do đó, quá trình thi công gặp khó khăn về cát thì nhà thầu có tư duy chờ đợi Chủ đầu tư hỗ trợ, dẫn đến tiến độ chậm trễ kéo dài.
Hiện nay, một số nhà thầu có biểu hiện “bê trễ”, không tập trung thi công. Do đó, Bộ Giao thông vận tải và Ban QLDA Mỹ Thuận sẽ có biện pháp xử lý như cắt giảm, điều chuyển khối lượng cho các nhà thầu khác. Đây là biện pháp xử lý cứng rắn, dứt điểm với những đơn vị dây dưa kéo dài trong thi công, dẫn tới chậm tiến độ chung toàn Dự án.
Để đẩy nhanh thi công, nhà thầu cần xác định đúng trách nhiệm huy động vật tư, thiết bị là của nhà thầu. Cụ thể, các nhà thầu cần chủ động tìm kiếm nguồn vật tư, vật liệu, huy động tăng cường các thiết bị, mũi thi công để bù đắp tiến độ. Mục tiêu tổng thể là hoàn thành nền đường và xử lý đất yếu (là đường găng của Dự án) sẽ xong toàn bộ công tác cắm bấc thấm chậm nhất là ngày 30/10/2022. Đồng thời, xong toàn bộ đắp gia tải giai đoạn 1 chậm nhất là ngày 5/11/2022 (đối với Gói thầu 4C là 30/11/2022); huy động vật liệu cấp phối đá dăm về công trường trong tháng 12/2022.