Ông Dương Đồng Quyền, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng T-ART
Mặc dù vậy, trên thực tế nhiều nhà thầu rơi vào tình cảnh hụt dòng tiền, năng lực tài chính bị bào mòn và lâm cảnh “giật gấu vá vai” dẫn tới hệ quả là phát sinh nợ thầu phụ, nợ nhà cung cấp vật tư, thiết bị…
Gần đây, chúng tôi có nhiều hợp đồng cung cấp vật tư, cho thuê nhân công thi công cho nhà thầu chính đảm nhân một gói thầu giao thông tại quận Bình Tân, TP.HCM. Tới nay, nhà thầu này nợ chúng tôi gần 40 tỷ đồng, trong đó có những khoản nợ kéo dài hơn 2 năm. Nhà thầu chính đang chiếm dụng vốn, chây ì, trì hoãn thanh toán dù đã chốt công nợ với chúng tôi. Chúng tôi đã có nhiều động thái nhằm thu hồi công nợ, thậm chí còn nhờ cậy tới chủ đầu tư dự án cũng như chính quyền quận Bình Tân, nhưng vẫn chưa thể giải quyết nợ đọng.
Vì không thể thu hồi công nợ kịp thời, Công ty rơi vào tình trạng mất cân đối về tài chính, đối diện với áp lực lãi vay ngân hàng, rủi ro vỡ nợ dây chuyền.
Theo tôi, để giải quyết vấn đề nợ đọng xây dựng, cần sự vào cuộc của các chủ đầu tư, chính quyền địa phương nơi có dự án. Ngoài ra, về mặt thể chế, cần có quy định pháp luật chặt chẽ nhằm quản trị nợ đọng xây dựng. Theo đó, cần theo dõi và đánh giá, xếp hạng uy tín các nhà thầu, mà trong đó vấn đề “nợ” phải là tiêu chí quan trọng. Đây là cơ sở để các nhà thầu lựa chọn đối tác liên danh hoặc quyết định có làm nhà thầu phụ, nhà thầu thuê khoán, hợp tác cung cấp vật liệu, nhận khoán công hay không nhằm hạn chế rủi ro phát sinh từ nợ đọng.