Nhật Bản quá tải khách du lịch

0:00 / 0:00
0:00
Đồng yên sụt xuống mức thấp nhất nhiều thập kỷ so với USD đang tiếp tục thúc đẩy làn sóng du khách nước ngoài thăm Nhật Bản...
Công ty CP Thiết bị và Truyền thông NGS vừa trúng Gói thầu Triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS). Ảnh: Tường Lâm
Công ty CP Thiết bị và Truyền thông NGS vừa trúng Gói thầu Triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS). Ảnh: Tường Lâm

Mới đây, Ủy viên Cơ quan Du lịch Nhật Bản (JTA) Ichiro Takahashi cho biết cơ quan này đặt mục tiêu thu hút 60 triệu du khách một năm – gấp đôi mức hiện tại, bất chấp những quan ngại ngày càng lớn về tình trạng quá tải du khách.

Năm ngoái, Nhật Bản đón hơn 25 triệu du khách quốc tế, một phần nhờ việc nước này gỡ bỏ hạn chế nhập cảnh liên quan đến đại dịch Covid-19. Năm nay, đồng yên yếu đang tiếp tục đẩy mạnh làn sóng du lịch nước ngoài vào Nhật.

Theo dữ liệu thống kê chính phủ được công bố tuần trước, trong ba tháng liên tiếp tới tháng 5, Nhật đã đón hơn 3 triệu du khách. Tháng 5, lượng du khách quốc tế tới Nhật tăng 60% so với cùng kỳ năm trước và tăng 9,6% so với tháng 5/2019. Năm 2019, nước này đón lượng du khách kỷ lục 31,9 triệu lượt ngay trước khi hạn chế nhập cảnh để phòng dịch.

Tỷ giá đồng yên đang ở mức thấp nhất hơn 30 năm so với đồng USD là một tin tốt với nền kinh tế nếu nhìn từ góc độ của ngành du lịch. Đồng yên yếu khuyến khích du khách nước ngoài thăm Nhật và mua sắm mạnh tay hơn trong chuyến đi. Trong quý 1/2024, du khách quốc tế đã chi tiêu 1,75 nghìn tỷ yên (11,1 tỷ USD) – một con số kỷ lục, theo số liệu từ Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JNTO).

Tuy nhiên, làn sóng du khách quốc tế đổ tới nước này làm gia tăng lo ngại về tình trạng quá tải những tháng gần đây. Nhiều người dân địa phương phàn nàn rằng họ gặp phải những hành vi vi phạm quy định hay quy tắc ứng xử.

Thành phố Himeji, phía Tây nước Nhật, là một trong những nơi mới đây nhất mà chính quyền địa phương bày tỏ sự lo ngại về tình trạng quá tải du khách. Trước tình trạng này, thành phố này đang cân nhắc thu phí tham qua lâu đài Himeji – địa điểm được công nhận là Di sản Thế giới – đối với khách nước ngoài cao gấp 4 lần so với mức phí tiêu chuẩn 1.000 yên với người dân địa phương.

“Một cấu trúc gỗ ở đây đã bị mòn và dễ gãy hơn khi nhiều người trèo lên xuống”, thị trưởng Hideyasu Kiyomoto của Himeji nói với truyền thông địa phương, đồng thời nhấn mạnh cần phải “kiểm soát tình trạng quá tải du lịch”. Ông cho rằng không nên buộc người dân địa phương bấy lâu nay sử dụng lâu đài này như một trung tâm cộng đồng phải trả phí giống như những người “cả chục năm mới đến đây một lần để ngắm cảnh”.

Một điểm du lịch nổi tiếng khác chứng kiến tình trạng quá tải là núi Phú Sĩ. Một cánh cổng thu phí được dựng lên trên một cung đường mòn nổi tiếng ở đây vào đầu tuần trước. Động thái này theo sau việc một thị trấn nổi tiếng cho biết cân nhắc chặn tầm nhìn ra núi lửa bằng một rào chắn lớn màu đen nhằm ngăn chặn du khách mê chụp ảnh tới đây.

Giải thích cho việc bắt đầu thu phí vào đường mòn nhằm hạn chế tình trạng quá tải trên ngọn núi Phú Sĩ thiêng liêng, ông Kotaro Nagasaki, thị trường tỉnh Yamanashi, cho rằng Nhật Bản nên tập trung thu hút “du khách có mức chi tiêu cao” thay vì đám đông đại chúng.

Theo dữ liệu từ JNTO, lượng du khách Trung Quốc, trước đây là nguồn du khách quốc tế lớn nhất của Nhật, hiện vẫn thấp hơn khoảng 30% so với trước đại dịch. Tuy nhiên, du khách từ các thị trường khác bù đắp cho sự sụt giảm này. Đơn cử, trong tháng 5, du khách Ấn Độ tới Nhật đạt mức kỷ lục.

Bà Dalia Feldman, giám đốc tiếp thị tại Tourist Japan, cho biết công ty của bà ghi nhận số lượng yêu cầu du lịch từ Ấn Độ tăng gấp 11 lần trong năm qua, còn số lượng yêu cầu từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) tăng gấp gần 8 lần.

“Có vẻ ẩm thực và thắng cảnh thiên nhiên của Nhật là những yếu tố lớn nhất thu hút khách quốc tế”, bà Feldman cho biết. “Hầu hết khách hàng Ấn Độ và UAE của chúng tôi yêu cầu đưa thêm các chương trình ăn uống vào lịch trình của họ, cùng với đó là các chương trình tham quan thiên nhiên tới những vùng xa xôi có cảnh đẹp”.

Tin cùng chuyên mục