Ảnh Internet |
Theo IIF, 2/3 số nợ tăng trong quý vừa qua đến từ các thị trường phát triển, dẫn đầu là Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh. Các thị trường mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico cũng ghi nhận mức tăng mạnh.
Trong khi tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ít thay đổi ở mức 333% thì tỷ lệ này đã lên tới 255% tại các thị trường mới nổi - cao hơn 32 điểm phần trăm so với cùng kỳ 5 năm trước - do nợ công ở Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi và Malaysia gia tăng. Chile, Colombia và Ghana có tỷ lệ nợ công trên GDP giảm lớn nhất.
IIF cho biết, nợ chính phủ có mức tăng lớn nhất trong quý III, đồng thời thâm hụt ngân sách vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch ở nhiều quốc gia. IIF lưu ý rằng, nợ chính phủ vỡ nợ đã đạt mức cao kỷ lục trên 554 tỷ USD cho đến cuối năm 2022, gần một nửa trong số đó là nợ trái phiếu.
Tổ chức này cũng cảnh báo rằng, gánh nặng nợ nần đối với các hộ gia đình và tập đoàn vẫn đang gia tăng ở các nền kinh tế lớn, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ, gây tác động tới mọi mặt, từ bầu cử đến chuyển đổi năng lượng sạch.
"Với nhu cầu vay vốn của các công ty ở mức thấp trong nhiều năm, trong bối cảnh điều kiện tài chính vẫn bị thắt chặt và sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng tăng, triển vọng tài chính khí hậu ngày càng gặp rủi ro trong những quý gần đây, bằng chứng là việc phát hành nợ ESG chậm lại rõ rệt", IIF nhận xét.