Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet |
Theo đó, đối với 18 mỏ đất san lấp, huyện Đồng Xuân và Phú Hòa có 4 mỏ đất; thị xã Sông Cầu, huyện Tây Hòa, huyện Sông Hinh có 2 mỏ đất.
Một số mỏ đất có diện tích và tài nguyên dự báo lớn như mỏ đất thôn Mỹ Bình và thôn Bình Thắng, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa tại vị trí 2 với diện tích 46,4 ha, 4,5 triệu m3 (giá khởi điểm hơn 9,8 tỷ đồng); tại vị trí 1 có diện tích 39,4 ha, 4 triệu m3 (giá khởi điểm hơn 8,7 tỷ đồng). 2 mỏ đất tại huyện Phú Hòa đều có giá khởi điểm hơn 8,7 tỷ đồng, tài nguyên dự báo 4 triệu m3, gồm mỏ đất thôn Mậu Lâm, xã Hòa Quang Nam có diện tích 40 ha và mỏ đất thôn Long Phụng, xã Hòa Hòa Trị có diện tích 30 ha.
Đối với 12 mỏ đá, huyện Đồng Xuân có 4 mỏ; huyện Tây Hòa có 3 mỏ; thị xã Đông Hòa có 2 mỏ; thị xã Sông Cầu, huyện Phú Hòa, huyện Tuy An có 1 mỏ.
Một số mỏ đá có tài nguyên dự báo lớn như mỏ đá xây dựng thôn Lương Phước, xã Phú Hòa, huyện Tây Hòa có diện tích 55,3 ha, 8 triệu m3, giá khởi điểm hơn 28,6 tỷ đồng; mỏ đá thôn Lãnh Thượng, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân có diện tích 15,7 ha, 2,5 triệu m3, giá khởi điểm hơn 8,9 tỷ đồng…
Các mỏ đất, mỏ đá có bước giá 0,2; mỏ cát, mỏ sét có bước giá 0,3. Thời gian tổ chức đấu giá trong năm 2024.
“Hiện trạng sử dụng đất tại các mỏ khoáng sản đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản đều có tài sản gắn liền với đất (cây keo, bạch đàn, mía, cây ăn quả, hoa màu...); hầu hết diện tích đất đã được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng”, UBND tỉnh Phú Yên thông tin về hiện trạng.
Do vậy, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện các thủ tục liên quan để được thuê đất trước khi khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về đất đai; đối với các điểm mỏ hiện trạng có rừng, khi thực hiện dự án khai thác khoáng sản, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục trồng rừng thay thế và chuyển đích sử dụng rừng theo quy định hiện hành.